|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Dự báo giá heo hơi ngày 23/3: Giá thu mua có thể sẽ tăng rải rác tại các địa phương?

18:30 | 22/03/2021
Chia sẻ
Giá heo hơi hôm nay 22/3 đi ngang tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Hiện tại, giá các loại cám cho heo là 1.500 đồng/kg, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo, giá heo hơi có thể sẽ tăng rải rác ở các địa phương trong thời gian tới?

Giá heo hơi hôm nay điều chỉnh trái chiều trên phạm vi cả nước 

Tại miền Bắc, thị trường heo hơi ghi nhận giá giao dịch trong khoảng 74.000 - 76.000 đồng/kg. Lào Cai và Tuyên Quang cùng tăng 1.000 đồng/kg lên ngưỡng 75.000 đồng/kg. Còn tại Phú Thọ, giá giảm 1.000 đồng/kg xuống còn 74.000 đồng/kg. 

Miền Trung, Tây Nguyên không ghi nhận điều chỉnh mới về giá trong ngày hôm nay. Các địa phương trong khu vực tiếp tục giao dịch heo hơi quanh ngưỡng 70.000 - 75.000 đồng/kg.

Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam đang được thương lái thu mua trong khoảng 74.000 - 77.000 đồng/kg. Cùng giảm 1.000 đồng/kg, Vũng Tàu, An Giang và Vĩnh Long có giá giao dịch đạt từ 75.000 đến 76.000 đồng/kg. Còn ở Đồng Nai, giá tăng nhẹ 1.000 đồng/kg lên mức 74.000 đồng/kg. 

Dự báo giá heo hơi ngày 23/3: Giá thu mua có thể sẽ tăng rải rác tại các địa phương?  - Ảnh 1.

Ảnh: Getty Images

Giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh 

Lưu thông hàng hóa gặp nhiều khó khăn, cộng với giá nguyên liệu tăng cao dẫn tới giá thức ăn chăn nuôi trong thời gian vừa qua tăng “phi mã”. 

Ông Nguyễn Văn Lâm, chủ trang trại chăn nuôi ở xã Cấn Hữu (huyện Quốc Oai, Hà Nội) thông tin: 5 tháng nay, giá thức ăn chăn nuôi đã qua 7 lần điều chỉnh.

Hiện tại giá các loại cám cho heo là 1.500 đồng/kg, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này khiến giá thịt heo trên thị trường vẫn “đứng” ở mức cao. 

Về nguyên nhân của tình trạng nêu trên, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Xuân Dương nhận định: Việt Nam là quốc gia sản xuất thức ăn chăn nuôi thuộc nhóm đầu của các nước Đông Nam Á nhưng lại không chủ động được nguồn nguyên liệu nên phải phụ thuộc vào nước ngoài tới hơn 80%. 

Trong khi đó, dịch COVID-19 đã khiến ngành vận tải gặp khó khăn do khâu kiểm soát dịch bệnh khắt khe tại các nước xuất khẩu, thậm chí nhiều nước đã tạm dừng hoạt động này nên gây đứt gãy chuỗi cung ứng.

Khi giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh, doanh nghiệp là đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên và nông dân chịu hậu quả nặng nề nhất, đặc biệt là người chăn nuôi có quy mô vừa và nhỏ, báo Hà Nội mới đưa tin. 

An Nhiên

Giảm VAT 2% lần thứ 5: Nên giảm cho tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ để mang lại hiệu quả cao nhất
Chính sách giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ được thực hiện trong thời gian qua mang lại nhiều tác động tích cực cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy vậy, để đạt hiểu quả cao nhất, các chuyên gia đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc phương án giảm cho tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ.