|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Dự báo giá heo hơi ngày 1/7: Giá thu mua sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới?

18:30 | 30/06/2022
Chia sẻ
Giá heo hơi hôm nay (30/6) tăng rải rác tại ba miền. Giá heo hơi tăng nhưng các hộ chăn nuôi vẫn không có lãi, thậm chí bị lỗ, khiến nhiều người nuôi nhỏ lẻ gần như không còn mặn mà với việc tái đàn.

Giá heo hơi hôm nay tăng từ 1.000 đồng/kg đến 3.000 đồng/kg

Giá heo hơi tại thị trường miền Bắc hôm nay ghi nhận xu hướng đi xuống tại một vài tỉnh thành trong khu vực. Cụ thể, Hà Nam và Vĩnh Phúc tăng 1.000 đồng/kg, hiện thu mua chung mốc 58.000 đồng/kg, cùng với Nam Định, Thái Nguyên, Thái Bình và Ninh Bình. Sau khi tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai và TP Hà Nội giao dịch ở mức 59.000 đồng/kg. Phú Thọ tăng 2.000 đồng/kg lên mốc 60.000 đồng/kg.

Thị trường heo hơi khu vực miền Trung, Tây Nguyên tăng từ 1.000 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg trong ngày. Theo đó, Quảng Bình tăng 1.000 đồng/kg lên mốc 54.000 đồng/kg. Tương tự, thương lái các tỉnh Thanh Hóa, Lâm Đồng và Nghệ An đang giao dịch với giá 57.000 đồng/kg, tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Các tỉnh thành còn lại không có biến động mới, hiện thu mua trong khoảng 52.000 - 58.000 đồng/kg.

Tại miền Nam, giá heo hơi tăng rải rác tại một vài địa phương trong hôm nay. Theo đó, Bạc Liêu đang thu mua tại mức 58.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Bến Tre, Hậu Giang và Bình Phước điều chỉnh tăng 1.000 đồng/kg, đưa giá heo hơi xuống còn 56.000 đồng/kg và 57.000 đồng/kg. Mức giá cao nhất khu vực hiện là 59.000 đồng/kg, ghi nhận tại tỉnh An Giang.

Ảnh minh họa: Nhã Lam

Giá thức ăn chăn nuôi lại có dấu hiệu tăng cao

Trong hai năm qua, nhiều người nuôi heo lỗ nặng nên tình trạng bỏ chuồng tại Đồng Nai, Bình Dương… lên đến 60 - 70%. Hiện nguồn cung heo thịt chủ yếu từ các doanh nghiệp lớn với quy trình chăn nuôi khép kín, kiểm soát được dịch bệnh, chi phí đầu vào. Các DN lớn đầu tư lớn, số lượng heo tăng mạnh nên đủ sức cung cấp cho thị trường.

Trước tình trạng khó khăn của những người chăn nuôi nhỏ lẻ, ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi - Bộ NN&PTNT cho biết về lâu dài, cần giải quyết vấn đề nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, tránh lệ thuộc vào nhập khẩu như hiện nay, theo báo Đồng Nai.

Từ nhiều năm qua, ngành nông nghiệp đã quy hoạch lại vùng trồng nguyên liệu bắp, mì; sử dụng nguyên liệu lúa gạo để thay thế một số nguyên liệu khác; nghiên cứu khẩu phần ăn cho ngành chăn nuôi sao cho hợp lý, chế biến phụ phẩm sẵn có trong nước…

Để giúp người chăn nuôi giảm gánh nặng về giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, theo ông Dương Tất Thắng, giải pháp trước mắt là cục đã đề xuất giảm thuế nhập khẩu đối với bắp từ 5% còn 3%, lúa mì từ 3% xuống 0%.

Nhã Lam