Giá cà phê hôm nay 30/6: Arabica tăng gần 5%, giá nội địa tăng 600 đồng/kg
Cập nhật giá cà phê trong nước
Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 1/7
Theo khảo sát trên trang giacaphe.com vào lúc 10h, giá cà phê hôm nay tăng 600 đồng/kg trên diện rộng.
Sau điều chỉnh, tỉnh Lâm Đồng đang ghi nhận mức giá 42.600 đồng/kg. Đây cũng là mức thấp nhất ở thời điểm hiện tại.
Với mức 43.100 đồng/kg, tỉnh Đắk Lắk hiện đang là địa phương dẫn đầu trong các tỉnh trọng điểm khảo sát.
Theo ngay sau là hai tỉnh Gia Lai và Đắk Nông với chung mức giá 43.000 đồng/kg.
TT nhân xô |
Giá trung bình |
Thay đổi |
FOB (HCM) |
2.104 |
Trừ lùi: +55 |
Đắk Lắk |
43.100 |
+600 |
Lâm Đồng |
42.600 |
+600 |
Gia Lai |
43.000 |
+600 |
Đắk Nông |
43.000 |
+600 |
Tỷ giá USD/VND |
23.125 |
+5 |
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD($)/tấn |
Cập nhật giá cà phê thế giới
Trên thị trường thế giới, giá cà phê quay đầu đi lên. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 7/2022 được ghi nhận tại mức 2.034 USD/tấn sau khi tăng 1,14% (tương đương 23 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 7/2022 tại New York đạt mức 232,65 US cent/pound, tăng 4,84% (tương đương 10,75 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h10 (giờ Việt Nam).
Thị trường cà phê nội địa Việt Nam được dự đoán vẫn sẽ chịu áp lực trước những nút thắt về chuỗi cung ứng chưa được giải quyết triệt để.
Bên cạnh đó, việc giới đầu cơ còn e ngại rủi ro tăng trưởng toàn cầu có thể ảnh hưởng đến hàng hóa, trong đó có mặt hàng cà phê. Ngoài ra, xung đột Nga - Ukraine sẽ càng làm cho tiêu thụ cà phê thêm khó khăn.
Theo Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia (NCIF), cảng Thượng Hải đã được dỡ bỏ lệnh phong tỏa nhưng không thể một sớm một chiều giải quyết được lượng hàng hóa dồn ứ tại Trung Quốc.
Giá cước từ cảng lên hàng tại Trung Quốc hiện cao gấp 20 lần cước từ Mỹ để đưa hàng sang châu Á. Chính vì vậy, đường đi của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực ít ra trong vài tháng nữa, nếu như dịch COVID-19 hoàn toàn lắng dịu.
Dù không ít nhà kinh doanh cà phê Việt Nam đã chọn hướng thuê tàu rời để đưa hàng sang các nước nhập khẩu, nhưng chỉ các doanh nghiệp lớn, có mạng lưới hoạt động rộng khắp mới có khả năng thuê tàu cho riêng mình.
Doanh nghiệp cà phê Việt Nam, thường chỉ cỡ trung và nhỏ, bán qua trung gian là chủ yếu, nên chưa thể chủ động bán hàng như trước đại dịch. Sức bán vì vậy mà hạn chế. Lượng tồn kho sau 5 tháng đầu niên vụ đã giảm dần.
Hiện tượng tranh mua tranh bán giảm sẽ khiến cho giá bán xuất khẩu không rẻ như trước. Giá cà phê nội địa hiện nay khoảng 42,5 triệu đồng/tấn thì khó có thể chào giá xuất khẩu trừ trên 200 USD/tấn FOB. Mặt khác, người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm chi tiêu do lạm phát tăng cao, tình hình kinh tế khó khăn.
Bên cạnh đó, nông dân trồng cà phê đang chịu áp lực trước chi phí phân bón và xăng dầu tăng cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Một số hộ phải cắt giảm chi phí đầu vào, hạn chế bán ra để chờ giá tăng. Vì vậy, việc mua bán cà phê tại các đại lý vì thế cũng khá hạn chế.