|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá vàng hôm nay 30/6: Vàng SJC tăng giảm nhẹ không quá 50.000 đồng/lượng

06:55 | 30/06/2022
Chia sẻ
Giá vàng hôm nay biến động trái chiều. Trên thị trường thế giới, giá vàng tăng sau khi giảm nhẹ vào phiên trước, vì giới đầu tư mắc kẹt giữa triển vọng tăng lãi suất và lo ngại suy thoái kinh tế.

Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h40 sáng nay

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 1/7

Giá vàng trong nước ngày 30/6 tăng giảm trái chiều 20.000 - 50.000 đồng/lượng tại các hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h40.

Cụ thể, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn điều chỉnh giá vàng SJC tăng 50.000 đồng/lượng (mua vào) và giảm 50.000 đồng/lượng (bán ra).

Trong khi đó, giá mua và giá bán cùng tăng nhẹ 20.000 đồng/lượng tại doanh nghiệp Phú Quý. 

Cùng thời điểm khảo sát, vàng SJC đứng yên cho cả hai chiều giao dịch tại Tập đoàn Doji và hệ thống PNJ.

Trong sáng hôm nay, giá trần mua vào của vàng miếng SJC ở mốc 68,25 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra của vàng miếng SJC đạt mức 68,87 triệu đồng/lượng.

Vàng nữ trang SJC giảm trong sáng nay. Cụ thể, giá vàng 24K giảm 50.000 đồng/lượng, vàng nữ trang SJC loại 18K giảm 40.000 đồng/lượng và loại 14K giảm 30.000 đồng/lượng cho cả hai chiều giao dịch.

Giá vàng SJC

Ngày 30/6/2022

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

68,25

68,87

+50

-50

SJC chi nhánh Sài Gòn

68,25

68,85

+50

-50

Tập đoàn Doji

68,10

68,80

-

-

Tập đoàn Phú Quý

68,15

68,8

+20

+20

PNJ chi nhánh Hà Nội

68,00

68,80

-

-

PNJ chi nhánh Sài Gòn

68,00

68,80

-

-

Vàng nữ trang

99,99% (vàng 24K)

53,35

54,05

-50

-50

75% (vàng 18K)

38,69

40,69

-40

-40

58,3% (vàng 14K)

29,66

31,66

-30

-30

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h40. (Tổng hợp: Thanh Hạ)

 Ảnh: Thanh Hạ

Giá vàng thế giới tăng nhẹ quanh mốc 1.820 USD

Trong phiên giao dịch sáng ngày 30/6, giá vàng giao ngay tăng 0,06% lên 1.818,9 USD/ounce vào lúc 6h59 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 8 cũng tăng 0,16% lên 1.820,45 USD. 

Giá vàng giảm trong phiên giao dịch đầy biến động của ngày thứ Tư (29/6), vì giới đầu tư bị mặc kẹt giữa triển vọng tăng lãi suất và lo ngại suy thoái kinh tế.

Có thời điểm giá tăng tới 0,7% sau khi dữ liệu cho thấy sự suy yếu của nền kinh tế Mỹ trong quý I, nhưng đã nhanh chóng quay đầu giảm trở lại và dao động trong quãng hẹp ghi nhận trong những phiên vừa qua. 

Vàng, được coi là hàng rào chống lạm phát, thường có lợi trong thời kỳ kinh tế bất ổn, nhưng lãi suất cao hơn làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng, theo Reuters

Kết quả GDP yếu hơn một chút so với dự kiến ​​làm gia tăng lo ngại về khả năng tiến tới một đợt suy thoái kinh tế. Do đó, thị trường có thể thấy một động thái hướng tới các tài sản trú ẩn an toàn, ông David Meger, giám đốc kinh doanh kim loại tại High Ridge Futures, cho biết.

“Tuy nhiên, thị trường vàng tiếp tục ở trong trạng thái giằng co do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cam kết mạnh mẽ trong việc chống lạm phát", ông nói thêm. 

Các nhà đầu tư tiếp nhận ý kiến ​​từ Chủ tịch Fed Jerome Powell, người nói rằng mặc dù tồn tại rủi ro của việc nền kinh tế tăng trưởng chậm lại do lãi suất cao hơn, nhưng lạm phát dai dẳng là rủi ro lớn hơn.

Trong khi đó Goldman Sachs gần đây đã nâng dự báo giá vàng vào cuối năm 2022. Mục tiêu giá vàng hiện là 2.500 USD/ounce, báo hiệu một năm 2022 mạnh mẽ sau khi giá vàng kết thúc năm 2021 với mức giảm khoảng 4%.

Trong báo cáo, ngân hàng lưu ý rằng năm tới, thị trường có thể gia tăng lo ngại về một cuộc suy thoái tại Mỹ, điều này sẽ dẫn đến giá vàng cao hơn.

Trên các thị trường kim loại khác, giá bạc giao ngay giảm 0,4% xuống 20,75 USD/ounce, trong khi giá bạch kim tăng 0,4% lên 914,13 USD và giá palladium tăng 4,6% lên 1.960,80 USD.

Với việc các nước G7 đã công bố kế hoạch cấm nhập khẩu vàng của Nga gần đây, nhà phân tích Joni Teves của UBS trong một ghi chú cho biết điều quan trọng là phải xem liệu các cuộc thảo luận (về lệnh cấm) có lấn sang các kim loại quý khác, đặc biệt là palladium.

“Nga chiếm hơn 40% nguồn cung cấp mỏ palladium toàn cầu, trong khi các nước như Mỹ và Nhật Bản có ngành công nghiệp ô tô cần palladium như một nguyên liệu đầu vào cho bộ chuyển đổi xúc tác giúp giảm khí phát thải ở xe chạy xăng", ông nói thêm. 

Tố Tố