|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dragon Capital tiếp tục bán 1,6 triệu cổ phiếu FRT khi giá tăng dựng đứng

13:20 | 18/12/2020
Chia sẻ
Dragon Capital vừa công bố thông tin đã bán 1,64 triệu cổ phiếu FRT, hạ tỷ lệ sở hữu xuống 3,12%. Từ đầu năm tới nay, quỹ này đã bán ra tới 8 triệu mã này.

Nhóm quỹ Dragon Capital công bố thông tin đã bán 1,64 triệu cổ phiếu FRT của CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail – Mã: FRT) trong phiên 15/12. 

Sau giao dịch, nhóm quỹ Dragon hạ số lượng cổ phiếu nắm giữ xuống 2,46 triệu cổ phiếu FRT, tương đương 3,12% vốn điều lệ của FPT Retail.

Về giao dịch cụ thể, quỹ Wareham Group Limited đã bán 1,26 triệu cổ phiếu FRT và Amersham Industries Limited đã bán 380.000 đơn vị, giảm tỷ lệ sở hữu xuống tương ứng 2,86% và 0,16%.

 - Ảnh 1.

(Nguồn: Công bố thông tin của Dragon Capital).

Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, Dragon Capital đã nhiều lần thoái vốn tại FPT Retail với tổng lượng bán ra tới hơn 8 triệu cổ phiếu FRT.

Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu FRT tăng dựng đứng từ đầu tháng 11 tới nay. Chốt phiên 17/12, giá mã này dừng tại 28.500 đồng/cp, tăng 2,5 lần so với vùng đáy hồi cuối tháng 3. Ước tính Dragon Capital đã thu về khoảng 47 tỷ đồng để giao dịch trên. 

Dragon Capital tiếp tục bán 1,6 triệu cổ phiếu FRT khi giá tăng dựng đứng  - Ảnh 2.

Diễn biến giá cổ phiếu FRT trong vài tháng trở lại đây. (Nguồn: Tradingview).

Trong bối cảnh Apple sẽ gia tăng các ưu đãi đối với thị trường Việt Nam, Chứng khoán Bản Việt cho rằng việc này sẽ thúc đẩy các sản phẩm iPhone chính hãng giành thị phần từ các sản phẩm xách tay, thường chiếm 50% doanh số bán iPhone tại Việt Nam. Do đo, mảng điện thoại di động của FPT Retail sẽ hưởng lợi từ các chính sách thuận lợi hơn của Apple đối với thị trường Việt Nam.

Theo ban lãnh đạo FPT Retail, các sản phẩm iPhone thường đóng góp khoảng 30% doanh thu của công ty.

Linh Giang

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.