Đồng yen mất giá mạnh, ngân hàng trung ương Nhật Bản đứng trước tình cảnh khó khăn?
Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ được “báo động” nếu đồng yen Nhật suy yếu qua mốc 130 đồng/USD, theo ông Eisuke Sakakibara, cựu Thứ trưởng Bộ tài chính Nhật Bản về các vấn đề quốc tế. Hôm 6/4, đồng yen Nhật đang giao dịch ở mức 123,77 yen Nhật/USD.
Đồng tiền của Nhật Bản đã giảm hơn 5% so với đồng USD trong tháng 3 bất chấp thực tế rằng đồng tiền này vẫn được nhìn nhận là một “nơi trú ẩn an toàn”. Thực tế, thời gian gần đây, đồng yen Nhật cũng bị ảnh hưởng nặng nề từ các vấn đề địa chính trị, bao gồm xung đột Nga – Ukraine và thị trường toàn cầu chao đảo.
Đồng yen Nhật suy yếu trong bối cảnh BoJ bị nhìn nhận là phản ứng chậm hơn các ngân hàng trung ương khác trong vấn đề thắt chặt chính sách tiền tệ.
Trong khi các cơ quan quản lý trên thế giới như Cục dự trữ Liên bang Mỹ đã bắt đầu tăng lãi suất đồng thời được kỳ vọng sẽ thực hiện các biện pháp mạnh mẽ hơn để kiềm chế lạm phát, ngân hàng trung ương Nhật Bản vẫn tiếp tục thực hiện các gói kích thích lớn của mình.
Nhận định về diễn biến của yen Nhật, các chuyên gia lại đưa ra những ý kiến trái chiều. Ông Eisuke Sakakibara nhận định mức giá của đồng yen Nhật hiện tại chưa phải vấn đề quá lớn. Ông nói rằng đồng yen Nhật cũng đã từng giao dịch với tỷ giá dao động từ 120 đến 125 yen cho mỗi USD vào khoảng 4 – 5 năm trước.
Theo ông, sự mất giá của đồng yen phản ánh sự tăng giá của đồng yen so với đồng USD và thị trường kỳ vọng rằng đồng yen có thể sẽ tiếp tục suy yếu, trong khi đó một số người kỳ vọng tỷ giá yen/USD sẽ dịch dần về con số 130.
“Nếu nó chạm mốc 130 – hoặc qua mốc 130 – một số vấn đề sẽ xuất hiện", ông nói với CNBC.
Hôm 5/4, ông Haruhiko Kuroda, Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản nhận định đồng yen Nhật đang mất giá “khá nhanh” song điều này sẽ hỗ trợ nền kinh tế Nhật một cách tổng thể.
Dưới sự lãnh đạo của Kuroda, ngân hàng trung ương Nhật Bản trong nhiều năm đã áp dụng chính sách tiền tệ cực kỳ dễ dàng trong nỗ lực đạt được mục tiêu của mình.
“Tôi không nghĩ BoJ sẽ phiền lòng vì điều này nếu mục tiêu lạm phát vẫn là quan trọng nhất”, ông Manpreet Gill, Giám đốc mảng Trái phiếu, tiền tệ và hàng hoá của Standard Chartered Private Bank, nói.
Ông khẳng định thực tế hiện tại giúp BoJ có thể đạt được các mục tiêu về lạm phát song điều này có thể không duy trì do sự suy yếu của đồng yen còn đến từ một số nguyên nhân khác như đồng USD mạnh lên và một số đợt tăng lãi suất của Fed.
Trong khi đó, ông Galvin Chia của NatWest Markets nói rằng BoJ đang ở trong “một tình thế khó khăn”.
“Quan điểm cá nhân của tôi là BoJ đang quan tâm nhiều hơn đến việc đồng yen mất giá và những biến động có thể tạo ra trên thị trường tài chính vì điều này”, ông nhận định.
Theo Nikkei Asia, Richard Katz, một nhà kinh tế học Nhật Bản và là thành viên cấp cao của Hội đồng Đạo đức của Carnegie cho biết: “Đồng yen yếu hơn sẽ dẫn đến việc chuyển thu nhập từ người tiêu dùng sang các công ty đa quốc gia".
Ông Katz nói: “Câu hỏi đặt ra là liệu sự suy yếu của đồng yen có nằm ngoài tầm kiểm soát của Nhật Bản hay không. Tôi nghĩ rằng khả năng kiểm soát tỷ giá đồng yên của họ luôn kém hơn họ nghĩ."
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/