Bất chấp các nhịp rung lắc trong phiên, giao dịch từ NĐT cá nhân vẫn đóng vai trò trụ đỡ khi họ tiếp mục mua ròng 463 tỷ đồng, dù vậy quy mô giải ngân có phần hạ nhiệt so với con số gần 1.900 tỷ đồng phiên trước đó. Tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ gom ròng 285 tỷ đồng.
Trong phiên VN-Index xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ 1.490 điểm, giao dịch của NĐT cá nhân tiếp tục đóng vai trò trụ đỡ khi họ là bên mua ròng duy nhất. Cụ thể, NĐT cá nhân mua ròng 1.904 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh 1.898 tỷ đồng.
Trong phiên VN-Index rơi khỏi mốc 1.500 điểm, NĐT cá nhân tiếp tục mua ròng nhằm nâng đỡ thị trường. Cụ thể, họ gom ròng 1.757 tỷ đồng, trong đó mua ròng 1.822 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh. Lần gần nhất cá nhân trong nước mua ròng hơn 1.750 là phiên 21/1.
Trong phiên VN-Index duy trì xu hướng đi ngang, NĐT cá nhân trở lại xuống tiền nâng đỡ thị trường với giá trị vào ròng là 126 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh 492 tỷ đồng.
Trong phiên VN-Index hồi phục mạnh mẽ nhờ xu hướng tăng đồng thuận, giao dịch của NĐT cá nhân không còn là điểm sáng khi họ quay đầu xả ròng 853 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh 816 tỷ đồng.
Trong phiên 2/3, cổ phiếu ngân hàng gây thất vọng khi bị bán mạnh trên diện rộng và gây ảnh hưởng trực tiếp đến VN-Index. Trong 10 mã ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số chính có tới 9 đại diện đến từ họ ngân hàng.
Trong phiên VN-Index ghi nhận hồi phục, NĐT cá nhân duy trì vị thế mua ròng với giá trị 688,4 tỷ đồng. Tính riêng kênh khớp lệnh thì họ gom ròng 738,9 tỷ đồng, trong đó hoạt động giải ngân chủ yếu tập trung ở cổ phiếu HPG.
Chuyển động dòng tiền thông minh trong phiên 28/2 xoay quanh cổ phiếu thép. Đây là nhóm chịu áp lực xả lớn nhất từ tổ chức trong nước và NĐT ngoại, đồng thời cũng là nhóm được NĐT cá nhân gom ròng mạnh nhất.
Trong phiên VN-Index nối lại đà tăng, giao dịch của NĐT cá nhân trở lại nâng đỡ thị trường với giá trị vào ròng đạt 575 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh 422 tỷ đồng.
Trong phiên VN-Index bất ngờ giảm sâu, giao dịch của NĐT cá nhân không còn là điểm sáng khi họ quay đầu xả ròng 459,6 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh 274 tỷ đồng.
Thống kê giao dịch của bộ phận tự doanh công ty chứng khoán, họ mua vào 183,43 tỷ trong khi bán ra 278,43 tỷ đồng, theo đó giá trị rút ròng ghi nhận 95,3 tỷ đồng. Tính riêng kênh khớp lệnh thì họ bán ròng 68,4 tỷ đồng.
Trong phiên VN-Index trụ vững trước mốc 1.510 điểm, giao dịch của NĐT cá nhân nhuốm màu ảm đạm khi họ bán ròng 545 tỷ đồng, trong đó họ rút ròng khớp lệnh 520 tỷ đồng.
Trong phiên VN-Index vững vàng trước những biến động của thị trường thế giới, giao dịch của NĐT cá nhân trở lại nâng đỡ thị trường sau 3 phiên bán ròng với quy mô lớn. Cụ thể, khối này mua ròng 288 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh 209 tỷ đồng.
Trong phiên đáo hạn phái sinh đầy hứng khởi, giao dịch của NĐT cá nhân vẫn nhuốm màu ảm đạm khi là bên bán ròng duy nhất. Cá nhân trong nước bán ròng 1.370 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh 1.288 tỷ đồng.
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.