Dòng tiền thông minh 21/2: NĐT cá nhân quay đầu mua ròng sau 3 phiên rút vốn, tâm điểm SSI, NVL, VND
Thị trường trong nước đang trong nhịp tăng/giảm đan xen kể từ đầu tuần 14 - 18/2. Dù chỉ có 2/5 phiên tăng nhưng VN-Index vẫn có thêm một tuần tăng điểm nhẹ và duy trì chuỗi tăng sang tuần thứ 3 liên tiếp. Tuần này, dòng tiền có sự xoay vòng giữ các cổ phiếu midcap và penny, nhóm này tỏ ra vượt trội hơn so với nhóm bluechips.
Trong phiên thứ Sáu cuối tuần, VN-Index sụt giảm trong phiên sáng do ảnh hưởng từ thị trường chứng khoán thế giới nhưng các chỉ số đã có sự hồi phục đáng kể. Đóng cửa, VN-Index thu hẹp đà giảm còn 0,21% dừng tại 1.504,849 điểm trong khi HNX-Index ngược chiều tăng 1,25%, UPCoM-Index tăng 0,27%.
Trong khi nhóm ngân hàng suy yếu trên diện rộng thì cổ phiếu các ngành bất động sản, thép, chứng khoán và du lịch lại rất mạnh trong phiên cuối tuần, điển hình như VJC (+5,2%), HPG (+1,2%), NKG (+4%), LDG (+6%), BCG (3,7%), DXG (+2,1%), CII (+6,8%), BSR (+5,4%)…
Tín hiệu tích cực lúc này là thanh khoản thị trường đang tăng lên với độ rộng khá tốt. Thanh khoản khớp lệnh sàn HOSE tiếp tục tăng so với phiên thứ Năm, đạt 21.105 tỷ đồng. Đây cũng là phiên mà thanh khoản lên mức cao nhất trong 4 phiên vừa qua, dòng tiền có xu hướng dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ.
Tự doanh đảo chiều bán ròng hơn 220 tỷ đồng, tâm điểm nhóm ngân hàng
Trong phiên giao dịch cuối tuần, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán đảo chiều bán ròng 223,2 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ rút ròng 213,9 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 3/18 ngành với hai nhóm được mua ròng mạnh nhất là xây dựng & vật liệu, hàng & dịch vụ công nghiệp. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh gồm DGC, GMD, STB, CII, HPG, IJC, E1VFVN30, GVR, CTD, TDC.
Bên phía bán ra, tự doanh chủ yếu bán ròng cổ phiếu của các nhà băng. Top10 mã bị bán ròng gồm VIC, MSN, VPB, FPT, VHM, TCB, ACB, VNM, MBB, DPM.
Tổ chức trong nước bán ròng gần 170 tỷ đồng
Giao dịch cùng chiều với khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước bán ròng 166,2 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 95 tỷ đồng. Như vậy, đã có sự thay đổi vị thế giao dịch của tổ chức nội trong phiên cuối tuần, họ đảo chiều rút vốn sau 2 phiên gom mua liên tiếp.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 10/18 ngành với giá trị lớn nhất là nhóm bất động sản. Top bán ròng có KBC, DXG, VND, DPM, FRT, VHM, VCI, TVB, NVL, TDM.
Trong khi đó, dòng tiền của NĐT tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu nhóm tài nguyên cơ bản. Top10 mã mua ròng của khối này gồm HPG, APH, VJC, VPB, NKG, VCB, TCB, BID, DGC, FPT.
NĐT cá nhân quay đầu mua ròng sau 3 phiên rút ròng liên tiếp
Trong phiên VN-Index vững vàng trước những biến động của thị trường thế giới, giao dịch của NĐT cá nhân trở lại nâng đỡ thị trường sau 3 phiên bán ròng với quy mô lớn. Cụ thể, khối này mua ròng 288 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh 209 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, cá nhân trong nước mua ròng 9/18 ngành, trong đó họ tập trung gom cổ phiếu của các doanh nghiệp địa ốc. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các mã SSI, NVL, VND, VIC, DPM, VHM, KBC, VNM, FRT, VRE.
Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 9/18 ngành còn lại với áp lực rút vốn chủ yếu là nhóm tài nguyên cơ bản, hàng & dịch vụ công nghiệp. Top bán ròng có HPG, APH, GMD, VJC, DGC, NKG, VCB, MSN, SAB.
NĐT ngoại tạm dứt chuỗi 15 phiên bán ròng mã VIC
Về phía NĐT nước ngoài, họ có phiên mua ròng thứ hai liên tiếp. Cụ thể, khối ngoại gom ròng 102 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 99,7 tỷ đồng.
Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm thực phẩm & đồ uống, bất động sản. Top mua ròng khớp lệnh của NĐT ngoại gồm các mã KBC, MSN, DXG, GMD, PNJ, VCI, GAS, SAB, TCH, VCB.
Tại phía bán ròng khớp lệnh, NĐT ngoại chủ yếu rút vốn khỏi nhóm dịch vụ tài chính. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã SSI, NVL, VND, HPG, VRE, DCM, PDR, PVD, VNM .
Như vậy nước ngoài tạm chấm dứt chuỗi 15 phiên bán ròng cổ phiếu VIC với tổng lượng bán ròng là 27,7 triệu cổ phiếu sau khi bán ra 32,6 triệu cổ phiếu và mua vào 4,9 triệu cổ phiếu trong 15 phiên vừa qua. Tính riêng phiên giao dịch cuối tuần, khối ngoại mua ròng nhẹ cổ phiếu của Tập đoàn Vingroup với lượng mua bán hai bên đều không đáng kể.