Dòng tiền thông minh 8/3: NĐT cá nhân mua ròng gần 1.760 tỷ đồng phiên VN-Index mất mốc 1.500 điểm
Liên tục trong những phiên gần đây, thị trường chứng khoán thế giới và Châu Á chịu áp lực lớn với tình trạng bán tháo mạnh diễn ra thường xuyên với áp lực từ cuộc xung đột chính trị tại Châu Âu.
VN-Index cũng không nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng, đặc biệt ở nhóm bluechips với mức giảm khá mạnh. Tuy nhiên, xét tổng thể mức giảm của VN-Index vẫn rất khiêm tốn so với các chỉ số Châu Á khác như Nikkei (-2,94%), Shanghai (-2,17%), HIS (- 3,87%), KOSPI (-2,29%).
Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, VN-Index dừng chân tại 1.499 điểm, giảm nhẹ 6,3 điểm, tương ứng mất 0,4% so với phiên thứ Sáu tuần trước.
Giá trị giao dịch trên sàn HOSE đạt 31.396 tỷ đồng, giá trị giao dịch toàn thị trường là 37.922 tỷ đồng, tăng 6,6% so với phiên liền trước. Theo thống kê của FiinTrade, dòng tiền tăng vào nhóm dầu khí, hóa chất, điện nước xăng dầu khí đốt trong khi giảm ở nhóm bảo hiểm, ngân hàng, bán lẻ.
Với việc giá dầu chạm mốc 130USD/thùng và nguyên liệu phân bón bị hạn chế xuất khẩu từ Nga, các cổ phiếu dầu khí, phân bón và hóa chất đều chạm trần hoặc tăng rất mạnh trong ngày hôm nay, điển hình như DCM, DPM, CSV, DGC, BSR, GAS, OIL, PVD, PVS.
Tương tự, cổ phiếu thép cũng duy trì sức nóng với mức tăng phổ biến 3 - 4%. Ở chiều ngược lại, hai nhóm vốn hóa lớn nhất thị trường là ngân hàng và bất động sản tiếp tục chìm trong sắc đỏ.
Tổ chức nội duy trì bán ròng
Phiên giao dịch khởi đầu tuần mới, NĐT tổ chức trong nước duy trì bán ròng 291 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 510 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 12/18 ngành với giá trị lớn nhất đặt tại nhóm hóa chất. Theo quan sát, cổ phiếu hóa chất đã có phiên giao dịch tích cực với chỉ số giá ngành cùng giá trị giao dịch tăng. Cổ phiếu ngành này tiếp tục được kỳ vọng hưởng lợi từ câu chuyện đứt gãy nguồn cung do căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine.
Top10 mã bị bán ròng mạnh nhất có DGC, NBB, VIC, ACB, MSN, FPT, FLC, VHM, NVL, PNJ. Mới đây, Hóa chất Đức Giang có ra tin hỗ trợ liên quan đến kế hoạch kinh doanh năm 2022 và chia cổ tức.
Cụ thể, DGC đặt kế hoạch lãi 3.500 tỷ đồng năm 2022, trình phương án phát hành hơn 8,5 triệu cổ phiếu ESOP với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, chia cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 127%, bao gồm 10% cổ tức tiền mặt (đã tạm ứng) và cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 117% (phát hành thêm 200,16 triệu cổ phiếu trả cổ tức).
Trong khi đó, dòng tiền của NĐT tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu dịch vụ tài chính. Danh mục Top10 mua ròng của khối này gồm FUEVFVND, NLG, GAS, VPB, HSG, CTG, VGC, PC1, NKG, STB.
NĐT cá nhân mua ròng gần 1.760 tỷ đồng phiên VN-Index rơi khỏi mốc 1.500 điểm
Trong phiên VN-Index rơi khỏi mốc 1.500 điểm, NĐT cá nhân tiếp tục mua ròng nhằm nâng đỡ thị trường. Cụ thể, họ gom ròng 1.757 tỷ đồng, trong đó mua ròng 1.822 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh. Lần gần nhất cá nhân trong nước mua ròng hơn 1.750 là phiên 21/1.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, cá nhân trong nước mua ròng 15/18 ngành, chủ yếu gom cổ phiếu của các doanh nghiệp địa ốc. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các mã DGC, VHM, VRE, AAA, VNM, NLG, HDB, TPB, NBB, NVL.
Bên phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 3/18 ngành còn lại với áp lực rút vốn tập trung tại nhóm dầu khí, xây dựng và vật liệu. Top bán ròng có: VPB, SBT, HSG, STB, NKG, VGC, VCB, PC1, PLX.
Khối ngoại xả ròng gần 1.500 tỷ đồng, tâm điểm CCQ và "họ Vingroup"
Về phía NĐT nước ngoài, họ bất ngờ bán ròng mạnh với quy mô lên tới 1.466 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ xả ròng 1.312 tỷ đồng.
Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm dầu khí, xây dựng & vật liệu. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: SBT, DGC, VCB, STB, VPB, GEX, NKG, DGW, HSG, PVD.
Tại phía bên bán ròng khớp lệnh, NĐT ngoại chủ yếu rút vốn khỏi cổ phiếu bất động sản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: FUEVFVND, NLG, VHM, VRE, VNM, HDB, TPB, CTG, GAS.
Theo thống kê của FiinTrade, cả 3 cổ phiếu "họ Vingroup" đều chịu sức ép rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài, dù giá trị bán ròng của VIC giảm mạnh nhưng giá trị rút ròng của VRE và VHM lại tăng.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/