|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 4/3: NĐT cá nhân bán ròng 853 tỷ đồng, tập trung chốt lời HPG phiên tăng trần

08:00 | 04/03/2022
Chia sẻ
Trong phiên VN-Index hồi phục mạnh mẽ nhờ xu hướng tăng đồng thuận, giao dịch của NĐT cá nhân không còn là điểm sáng khi họ quay đầu xả ròng 853 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh 816 tỷ đồng.

Trái với tâm lý lo lắng trong phiên trước, diễn biến lạc quan của nhà đầu tư trong phiên thứ Năm đã giúp VN-Index lấy lại điểm số đã mất trong phiên trước đó. Kết phiên với mức tăng gần 19,5 điểm, chỉ số chính sàn HOSE đóng cửa cao nhất tại mức 1.505 điểm, tăng 1,3% so với phiên trước đó.

Khối lượng khớp lệnh không có sự thay đổi đáng kể so với phiên trước, đạt hơn 902 triệu đơn vị với tổng giá trị hơn 29.136 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu cảng biển có phiên giao dịch đầy thăng hoa với nhiều mã cổ phiếu tăng trần như HAH, GMD, DXP.

Bên cạnh đó, ngành thép cũng có phiên tăng điểm đầy ấn tượng, đặc biệt là cổ phiếu đầu ngành như HPG có mức tăng trần kèm theo khối lượng khớp lệnh cao nhất kể từ khi niêm yết tới nay với 76 triệu đơn vị.

Theo FiinTrade, dòng tiền vào nhóm thép, hóa chất tăng mạnh, hỗ trợ giá cổ phiếu tăng cao, do nhà đầu tư kỳ vọng vào triển vọng xuất khẩu sang EU sẽ tốt hơn giữa bối cảnh cuộc chiến giữa Nga và Ukraine tiếp diễn và Nga bị cắt khỏi hệ thống SWIFT làm gián đoạn thương mại. Ngoài ra cổ phiếu thép cũng được kỳ vọng hưởng lợi từ đầu tư công trong nước.

 - Ảnh 1.

Thống kê giao dịch của các bên tham gia thị trường. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Tổ chức trong nước duy trì mua ròng hơn 300 tỷ đồng, tập trung gom cổ phiếu ngân hàng

Trong phiên vừa qua, tổ chức trong nước (bao gồm tự doanh) mua ròng 307 tỷ đồng, đánh dấu phiên rót vốn thứ hai liên tiếp. Tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 234 tỷ đồng.

Thống kê cho thấy, tổ chức nội bán ròng 5/18 ngành với giá trị lớn nhất đặt tại nhóm hóa chất. Top5 mã bị bán ròng mạnh nhất có DGC, VHM, DPM, HSG, PVT.

Trong khi đó, dòng tiền của NĐT tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu của các nhà băng. Danh mục Top5 mua ròng của khối này gồm VPB, MBB, DXG, APH, HPG.

 - Ảnh 2.

Top5 mã tổ chức trong nước mua/bán ròng phiên 3/3. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Cá nhân trong nước chốt lời hơn 853 tỷ đồng khi VN-Index tiệm cận đỉnh cũ

Trong phiên VN-Index hồi phục mạnh mẽ nhờ xu hướng tăng đồng thuận, giao dịch của NĐT cá nhân không còn là điểm sáng khi họ quay đầu xả ròng 853 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh 816 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, cá nhân trong nước mua ròng 5/18 ngành, chủ yếu là ngành hóa chất. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các cổ phiếu DGC, VHM, PVT, VIC, POW, VNM, CTD, CTG, HSG, TV2.

Bên phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 13/18 ngành còn lại với áp lực bán tập trung tại cổ phiếu ngân hàng, bất động sản. Top bán ròng có HPG, DXG, VPB, STB, MBB, GEX, APH, MSN, NLG.

 - Ảnh 3.

Top10 mã NĐT cá nhân mua/bán ròng phiên 3/3. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Khối ngoại trở lại mua ròng gần 550 tỷ đồng, tânm điểm DGC, DCM, HPG

Về phía NĐT nước ngoài, họ trở lại mua ròng nâng đỡ thị trường với quy mô gom ròng đạt 546 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 582 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm hóa chất, bất động sản. Top mua ròng khớp lệnh của NĐT ngoại gồm các mã DGC, DCM, HPG, STB, KBC, NLG, GEX, LPB, NKG, MSN.

Điểm đáng chú ý là nước ngoài đã quay lại mua ròng 1,3 triệu cổ phiếu HPG sau khi mua 5,8 triệu đơn vị và bán 4,5 triệu đơn vị ngày hôm qua, đánh dấu phiên mua ròng đầu tiên trong 7 ngày gần nhất. Điều này dẫn đến sự đảo ngược xu hướng bán ròng thành mua ròng của NĐT ngoại trong cả ngành.

Tại phía bán ròng khớp lệnh, NĐT nước ngoài xả mạnh nhất cổ phiếu điện, nước & xăng dầu khí đốt. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VIC, PVT, VNM, POW, E1VFVN30, TV2, DIG, DHC, BVH.

Thu Thảo

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.