Dòng tiền thông minh 6/8: Khối ngoại là bộ phận duy nhất mua ròng phiên VN-Index tăng gần 11 điểm
VN-Index giảm điểm do áp lực chốt lời đầu phiên trước khi hồi phục và mở rộng đà tăng về cuối phiên. Như vậy, chỉ số sàn HOSE đã tăng phiên thứ 9 liên tiếp với độ rộng tích cực được dẫn dắt bởi các nhóm cổ phiếu như ngân hàng, chứng khoán, thép, bất động sản…
Đóng cửa phiên thứ Năm, VN-Index tăng 10,81 điểm (0,81%) lên 1.345,55 điểm. Độ rộng thị trường cải thiện so với phiên trước với tỷ lệ cổ phiếu tăng/giảm là 262/116. Dòng tiền đầu tư lan tỏa vào thị trường có 14/19 nhóm ngành tăng điểm với tỷ trọng dòng tiền phân bổ tăng ở nhóm thép, hóa chất, ngân hàng trong khi giảm ở nhóm bất động sản, chứng khoán.
Về thanh khoản, giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 23.916 tỷ đồng, giảm 4,7% so với phiên liền trước. Trong đó, giá trị giao dịch trên sàn HOSE là 18.888 tỷ đồng,
Trong phiên VN-Index nối dài xu hướng tăng, vị thế của các bên tham gia không thay đổi so với ngày trước đó: Khối ngoại vẫn là bên duy nhất xuống tiền nâng đỡ thị trường, trong khi hoạt động bán ra giữ vai trò chi phối ở khối tự doanh, tổ chức trong nước và NĐT cá nhân.
Tự doanh và tổ chức trong nước giảm bán ròng phiên tăng điểm
Trong phiên vừa qua, khối tự doanh công ty chứng khoán giảm quy mô bán ròng còn 38 tỷ, tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 60 tỷ đồng.
Tự doanh mua ròng 6/18 ngành, nhóm mua ròng mạnh nhất là thực phẩm đồ uống. Dẫn đầu Top mua ròng của khối này phiên hôm qua là chững chỉ quỹ FUESSVFL với giá trị 27,5 tỷ đồng, giao dịch chủ yếu thực hiện qua kênh khớp lệnh. Bên cạnh đó, chứng chỉ quỹ E1VFVN30 cũng được khối tự doanh gom ròng với giá trị 8,4 tỷ đồng.
Tại giao dịch cổ phiếu, các mã thu hút dòng tiền của khối tự doanh bao gồm VPB (14,5 tỷ đồng), KDH (8,9 tỷ đồng), VNM (7,1 tỷ đồng), CTG (5,4 tỷ đồng), ngoài ra còn có MWG, PNJ, PVT, DRC với giá trị thấp hơn.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu ngân hàng chịu áp lực bán lớn nhất từ khối tự doanh. Về giá trị cụ thể, khối này bán ròng HPG (19 tỷ đồng), TCB (18,7 tỷ đồng),STB (12,6 tỷ đồng), NVL (10,2 tỷ đồng). Bên cạnh đó, các cổ phiếu C47, ACB, MBB, HDB và VIC bị bán ròng chưa đến 5 tỷ đồng.
Ngoài ra, tại thị trường chứng chỉ quỹ ETF nội, FUEVFVND bị tự doanh rút ròng 11,4 tỷ đồng.
Tương tự khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước cũng thu hẹp đà bán ròng trong phiên hôm qua. Cụ thể, nhóm này thoái ròng 205 tỷ đồng khỏi thị trường. Tuy nhiên, nếu tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 55 tỷ đồng.
NĐT tổ chức trong nước mua ròng 12/18 ngành với giá trị vào ròng lớn nhất là ngân hàng, dịch vụ tài chính. Trong khi đó, họ bán ròng 6/18 ngành còn lại, chủ yếu xả cổ phiếu bất động sản.
Top cổ phiếu được tổ chức nội mua ròng có VCI, HPG, VIC, DRC, STB, ACB, TCB, IJC, VNM, FUEVFVND. Ngược lại, Top 10 mã bị khối này bán ròng gồm VHM, DPM, E1VFVN30, CTG, DCM, HSG, AGM, HDG, GVR, CKG.
NĐT cá nhân duy trì bán ròng với quy mô hơn 860 tỷ đồng
Thống kê giao dịch của NĐT cá nhân, họ bán ròng 861 tỷ đồng, trong đó rút ròng 650 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 5/18 ngành, chủ yếu gom dòng bất động sản. Top mua ròng của NĐT cá nhân gồm VHM, VNM, DPM, VRE, NVL, E1VFVN30, SAB, DIG, PHR, SZC.
Trong khi đó, nhóm này bán ròng 13/18 ngành còn lại, tập trung thoái vốn khỏi ngành ngân hàng, chứng khoán để đối ứng với nước ngoài. Top bán ròng có STB, SSI, MBB, HPG, HDB, VCI, LPB, HCM, DRC, MSN.
Có thể thấy giao dịch của nhà đầu tư cá nhân chủ yếu là đối ứng với nước ngoài. Tuy nhiên họ cũng bán đối ứng VCI, DRC với các tổ chức trong nước.
NĐT nước ngoài tiếp tục xu hướng mua ròng ngắn hạn, tập trung vào cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán
Về phía NĐT nước ngoài, nhóm này mua ròng phiên thứ 5 liên tiếp. Phiên hôm qua ghi nhận giá trị vào ròng trên ngưỡng 1.000 tỷ đồng, cụ thể là 1.134 tỷ đồng bao gồm 655 tỷ mua ròng khớp lệnh.
Mua ròng khớp lệnh chính của khối ngoại tiếp tục là nhóm ngân hàng, chứng khoán và xu hướng này đã kéo dài từ tuần trước đến hiện tại. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã STB, SSI, MBB, HPG, HDB, LPB, HCM, HSG, VCB, MSN, CTG, VHM.
Trong đó, đây là phiên thứ 7 liên tiếp nước ngoài mua ròng SSI, đưa tổng mua ròng từ đầu tháng lên 523 tỷ đồng và tính từ đầu năm là 714 tỷ đồng. Tương tự, STB, MBB tiếp tục được gom ròng mạnh, đây là phiên mua ròng STB thứ 5 và MBB thứ 7 liên tiếp của NĐT ngoại.
Bên phía bán ròng khớp lệnh, họ vẫn bán nhiều nhất là nhóm thực phẩm đồ uống, bất động sản. Top bán ròng theo thứ tự các mã VNM, VRE, NVL, VIC, SAB, DIG, PHR, SZC, AGG, DPM.
Theo quan sát, khối ngoại quay lại bán ròng VNM sau một phiên mua ròng duy nhất, tính từ đầu năm họ bán ròng 5.833 tỷ đồng mã này.