|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 4/3: Đà mua ròng khối tự doanh CTCK suy giảm, nhóm tài chính hút tiền

07:38 | 04/03/2020
Chia sẻ
Chuyển động dòng tiền thông minh ngày 4/3, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 96,6 tỉ đồng bất chấp khối ngoại duy trì đà bán ròng 341 tỉ đồng toàn thị trường. Đáng chú ý, khối ngoại trở lại gom cổ phiếu trên thị trường UPCoM.

Nhóm cổ phiếu tài chính hút tiền, trở lại vai trò nâng đỡ thị trường

Xem thêm: Dòng tiền thông minh 5/3

Ngay từ đầu phiên sáng hôm qua, VN-Index đã duy trì đà hồi phục tích cực của phiên trước đó, trong bối cảnh chỉ số Dow Jones của Mỹ ghi nhận mức tăng điểm mạnh trong hơn một thập kỉ sau tuần sụt giảm trước đó. 

Đà hồi phục còn tiếp diễn trong phiên chiều và chỉ số chính thức kết phiên quanh ngưỡng 890 điểm. Nhóm ngành ngân hàng với các mã BID, CTG, VCB, VPB, MBB quay trở lại vai trò nâng đỡ thị trường. 

Kết phiên, VN-Index tăng 6,18 điểm (0,7%) lên 890,61 điểm; HNX-Index tăng 1,73% lên 111,58 điểm; UPCoM-Index tăng 0,54% lên 55,47 điểm.

Tuy nhiên, áp lực bán ròng từ khối ngoại liên tiếp trong những phiên gần đây vẫn là một trong những rủi ro của giai đoạn này.

Độ rộng thị trường ghi nhận 397 mã tăng giá, 258 mã giảm giá và 176 mã đứng giá tham chiếu. Thanh khoản cả phiên đạt 337,5 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 5.218 tỉ đồng.

Dòng tiền chủ yếu xoay quanh nhóm cổ phiếu tài chính với giá trị giao dịch 1.003 tỉ đồng, ngoài ra còn có nhóm bất động sản (726 tỉ đồng).

Đà mua ròng của khối tự doanh suy giảm, tập trung giao dịch cổ phiếu ngân hàng

Trong phiên giao dịch khởi sắc hôm qua, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 96,6 tỉ đồng với khối lượng 1,15 triệu đơn vị.

Đà mua ròng của tự doanh suy giảm chưa đến trăm tỉ đồng, nhóm tài chính hút tiền nâng đỡ thị trường - Ảnh 1.

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp từ FiinPro

Về giá trị giao dịch cụ thể, khối tự doanh mua vào nhiều nhất mã VNM (13,5 tỉ đồng), kế đến là TCB và MSN với giá trị mua tương ứng 12,43 tỉ đồng và 11,79 tỉ đồng. Mặt khác, bộ phận tự doanh mua vào trên 10 tỉ đồng các cổ phiếu gồm VPB (11,67 tỉ đồng), MWG (11,14 tỉ đồng( và VIC (11,13 tỉ đồng).

Cùng với đó, khối này cũng mua dưới 10 tỉ đồng cổ phiếu HPG (9,72 tỉ đồng), MBB (9,65 tỉ đồng), VCB (8,73 tỉ đồng) và FPT (8,61 tỉ đồng). Như vậy trong top mua vào của khối tự doanh phiên hôm qua đã có 4/10 mã thuộc nhóm ngân hàng.

Trong khi đó, chứng chỉ quĩ E1VFVN30 dẫn đầu phía bán ra với giá trị 27,57 tỉ đồng, cổ phiếu MBB theo sau với giá trị 14,04 tỉ đồng. Ngoài ra, khối tự doanh cũng bán ra VCB (6,48 tỉ đồng) và VNM (5,81 tỉ đồng).

Cùng chiều, một số mã lọt top bán ra với giá trị thấp như NKG, MWG, HPG, FPT, DHC và VRE.

Khối ngoại trở lại gom cổ phiếu trên UPCoM trong khi tiếp tục rút ròng khỏi hai sàn còn lại

Thống kê giao dịch khối ngoại trong phiên, NĐT nước ngoài duy trì đà bán ròng 341 tỉ đồng toàn thị trường. Tính riêng trên sàn HOSE, hoạt động bán ròng của khối ngoại tiếp diễn với giá trị 269 tỉ đồng cùng khối lượng 9,9 triệu đơn vị. 

Đà mua ròng của tự doanh suy giảm chưa đến trăm tỉ đồng, nhóm tài chính hút tiền nâng đỡ thị trường - Ảnh 2.

Nguồn: FSC

Dẫn đầu chiều bán ròng là mã HPG với giá trị cao nhất 59,08 tỉ đồng. Theo sau đó, khối ngoại bán ròng mạnh cổ phiếu HDB (37,48 tỉ đồng) cùng các mã "họ Vingroup" gồm VHM (35,66 tỉ đồng), VIC (35,43 tỉ đồng), VRE (33,29 tỉ đồng).

Mặt khác, dòng vốn ngoại rút ròng khỏi cổ phiếu MSN và STB lần lượt 26,58 tỉ đồng và 23,25 tỉ đồng. Các cổ phiếu còn lại trong top bán ròng đều ghi nhận giá trị trên 10 tỉ đồng, cụ thể NVL (13,37 tỉ đồng), VCB (11,83 tỉ đồng) và POW (11,79 tỉ đồng).

Diễn biến trái chiều, NĐT nước ngoài tập trung rót vốn vào chứng chỉ quĩ E1VFVN30 (27,62 tỉ đồng). Tại giao dịch cổ phiếu, mã NLG được khối ngoại mua ròng 25,43 tỉ đồng, kế đến là CTG (25,16 tỉ đồng), PHR (13,87 tỉ đồng) và BID (12,39 tỉ đồng). 

Đà mua ròng của tự doanh suy giảm chưa đến trăm tỉ đồng, nhóm tài chính hút tiền nâng đỡ thị trường - Ảnh 3.

Nguồn: FSC

Giao dịch trên HNX, giá trị bán ròng của khối ngoại vọt lên 85 tỉ đồng với khối lượng hơn 7 triệu cổ phiếu. Trong đó, khối này chủ yếu tạo áp lực xả lên cổ phiếu SHB với giá trị 69,8 tỉ đồng, tiếp đến là PVS (18 tỉ đồng).Ngoài ra, NĐT nước ngoài xả mã PGS và NTP lần lượt 2,9 tỉ đồng và 2 tỉ đồng. 

Ngược lại, khối ngoại gom vào mã SLS (455 triệu đồng), TIG (437 triệu đồng) và AMV (240 triệu đồng) tuy nhiên với giá trị không mấy nổi bật.

Đà mua ròng của tự doanh suy giảm chưa đến trăm tỉ đồng, nhóm tài chính hút tiền nâng đỡ thị trường - Ảnh 4.

Nguồn: FSC

Đáng chú ý, duy nhất tại UPCoM, NĐT nước ngoài trở lại mua ròng hơn 13 tỉ đồng với khối lượng 1,7 triệu đơn vị. Ở chiều bán ròng, khối ngoại chủ yếu thoái ròng cổ phiếu VTP (4,1 tỉ đồng), theo sau là QNS (2,3 tỉ đồng). 

Tại phía mua ròng, khối ngoại gom trên 10 tỉ đồng duy nhất cổ phiếu LPB (10,2 tỉ đồng). Ngoài ra, dòng vốn ngoại rót vốn vào mã ACV (4,5 tỉ đồng) và BSR (4,4 tỉ đồng).

F&N Dairy Investments đăng kí mua 17,4 triệu cổ phần của Vinamilk

Thống kê đăng kí giao dịch trên hai sàn, Tổ chức F&N Dairy Investments Pte. Ltd của Singapore đăng kí mua hơn 17,4 triệu cổ phiếu VNM của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk). thời gian giao dịch dự kiến từ 6/3 đến 3/4 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

Nếu giao dịch thành công, F&N có thể nâng khối lượng nắm giữ VNM lên 325 triệu cổ phiếu, tương ứng tỉ lệ 18,65% vốn điều lệ.

Trong một diễn biến khác, bà Nguyễn Thị Hồng Nhung, vợ ông Nguyễn Văn Chuyển, thành viên HĐQT CTCP Xi măng Hà Tiên 1 thông tin muốn mua 120.000 cổ phiếu HT1 trong thời gian từ 6/3 đến 31/3. Tỉ lệ cổ phiếu dự kiến nắm giữ của bà Nhung sau giao dịch là 0,161% vốn điều lệ.

Ánh Hường

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng khẳng định không buông bỏ VinFast và cá nhân tiếp tục hỗ trợ 1 tỷ USD
Theo quan điểm của Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, VinFast là dự án làm vì trách nhiệm xã hội, muốn đóng góp cho đất nước một thương hiệu, top đầu về xe trên thế giới.