|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh (30/9): Tự doanh CTCK trở lại bán ròng phiên VN-Index sát ngưỡng 1.000 điểm, NĐT lưu ý gì trong giao dịch tuần này

06:52 | 30/09/2019
Chia sẻ
Chuyển động dòng tiền thông minh ngày 30/9, tự doanh đảo chiều bán ròng, cùng khối ngoại 'xả' 44 tỉ đồng, tâm điểm giao dịch chứng chỉ quĩ E1VFVN30.

Bluechips dẫn dắt, VN-Index áp sát ngưỡng tâm lý 1.000

Mặc dù rung lắc đầu tuần, VN-Index nhanh chóng hồi phục, tăng điểm áp sát ngưỡng tâm lý 1.000 với sự dẫn dắt các cổ phiếu lớn và vận động tăng giá từ các lớp cổ phiếu. Bộ ba VNM – VCB – GAS đóng góp tất cả 7,48 điểm tăng trong tuần. Thanh khoản thị trường tăng khả quan, đạt mức trung bình 3.282,8 tỉ đồng, tăng 9,46% so với tuần trước.

Tuy tình hình thế giới nhiều biến động, FTSE vẫn giữ Việt Nam trong danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi. Tín hiệu tích cực tích cực từ cuộc đàm phán thương mãi Mỹ-Trung là động lực nâng đỡ tâm lý nhà đầu tư trong phiên cuối tuần.

Toàn thị trường ghi nhận 13/19 ngành tăng điểm. Top3 ngành tăng điểm gồm dịch vụ tài chính, y tế, thực phẩm và đồ uống. Ngược lại, Top3 ngành giảm điểm có tài nguyên cơ bản, truyền thông , hàng gia dụng.

Trong tuần này (30/9 – 4/10), NĐT lưu ý những thông tin sơ bọ về kết quả kinh doanh quí III/2019 của các công ty niêm yết. Về tình hình thế giới, thông tin về báo cáo tiến trình luận tội Tổng thống Trump và những nhượng bộ của Mỹ, Trung trước vòng đàm phán thương mại cấp bộ trưởng vào ngày 10/10.

Khối tự doanh bán ròng 7,4 tỉ đồng, chủ yếu mua vào CCQ E1VFVN30

Trong phiên giao dịch cuối tuần trước, bộ phận tự doanh đảo chiều bán ròng 7,4 tỉ đồng tuy nhiên khối lượng mua ròng đạt 904.680 đơn vị.

d

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Ở chiều bán ra, cổ phiếu ghi nhận giá trị giao dịch cao nhất là MWG (18,44 tỉ đồng). Đây cũng là mã duy nhất bị khối tự doanh bán ra trên 10 tỉ đồng. Bên cạnh đó, khối này tạo áp lực bán lên cổ phiếu VNM (7,92 tỉ đồng). Hai mã TCB và FPT cùng ghi nhận giá trị bán ra 5,58 tỉ đồng trong phiên.

Ngoài ra, khối tự doanh bán VIC (5,33 tỉ đồng), HPG (4,4 tỉ đồng), DCM (4,3 tỉ đồng). Lọt top bán ra còn có cổ phiếu GEX, MSN và VPB.

Ngược lại, đáng chú ý có chứng chỉ quĩ E1VFVN30 được khối tự doanh mua vào 34,59 tỉ đồng.

Tại giao dịch cổ phiếu, khối này mua MWG (8,95 tỉ đồng), kế đến là HPG (8,4 tỉ đồng), VNM (3,81 tỉ đồng), FPT (3,12 tỉ đồng). Cùng với đó, các mã có giá trị mua vào lọt top còn có VIC, MBB, VPB, VJC và MSN.

Chưa dừng 'xả' CCQ ETF nội, khối ngoại tiếp tục rút ròng khỏi thị trường

Thống kê giao dịch khối ngoại, NĐT nước  ngoài tập trung bán ròng 46,7 tỉ đồng với khối lượng 7,2 triệu đơn vị. Trong đó, chứng chỉ quĩ E1VFVN30 bị bán ròng mạnh nhất trong phiên (34,63 tỉ đồng). Bên cạnh đó, khối này bán ròng VRE (28,51 tỉ đồng), POW (18,87 tỉ đồng), HDB (16,89 tỉ đồng), HPG (16,68 tỉ đồng) và MSN (16,43 tỉ đồng).

Diễn biến trái chiều, khối ngoại tập trung 'gom' VNM 33,82 tỉ đồng, ngoài ra còn PLX (26,97 tỉ đồng), SSI (25,1 tỉ đồng) và VCB (18,75 tỉ đồng).

Trên HNX, NĐT ngoại bán ròng 1,2 tỉ đồng nhưng khối lượng mua ròng 114.825 đơn vị. Cổ phiếu VCS dẫn đầu chiều bán ròng với giá trị 3,3 tỉ đồng, kế đến là PVS (1,1 tỉ đồng). Ngược lại, NĐT nước ngoài mua ròng NTP (1,1 tỉ đồng).

Tại UPCoM, hối ngoại mua ròng 8,9 tỉ đồng với khối lượng 230.278 đơn vị. Dòng tiền ngoại đổ vào các cổ phiếu QNS (2,4 tỉ đồng), ACV và VEA (1,7 tỉ đồng ). Tuy nhiên, một số mã bị bán ròng như BSR, CTR.

Hai sếp Đầu tư Tài chính Hoàng Minh cùng đăng kí mua vào 1,64 triệu cổ phiếu KPF

Thống kê thông báo giao dịch  trên hai sàn, lãnh đạo và cá nhân (tổ chức) có liên quan đăng kí giao dịch cổ phiếu KPF và KDH.

d1

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Về thông tin giao dịch đáng chú ý, hai lãnh đạo CTCP Đầu tư Tài chính Hoàng Minh cùng đăng kí mua vào tổng 1,64 triệu cổ phiếu KPF trong thời gian ừ 2/10 đến 1/11 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.

Trong đó, bà Trần Thị Dịu Hòa, thành viên HĐQT muốn mua 990.000 cổ phiếu KPF, nâng tỉ lệ sở hữu tại công ty từ 13,11% lên 18,61% vốn điều lệ. Cùng với đó, ông Lê Anh Đức, Chủ tịch HĐQT công ty, hiện sở hữu 12,24% vốn cổ phần muốn mua vào 650.000 cổ phiếu. Nếu giao dịch thành công, tỉ lệ sở hữu của ông Đức sẽ tăng lên 15,85% vốn điều lệ.

Ánh Hường

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.