Dòng tiền thông minh 30/3: Nhóm vốn hoá nhỏ hút tiền, NĐT cá nhân mua ròng vượt 1.000 tỷ đồng
NĐT cá nhân rót nghìn tỷ vào thị trường, cổ phiếu vốn hoá nhỏ hút tiền
Trong phiên đầu tuần (29/3), VN-Index tăng 1,16% đóng cửa ở mức 1.175,68 điểm; giá trị giao dịch đạt 17.568 tỷ đồng giảm 12,4 % so với phiên liền trước. Độ rộng thị trường cải thiện so với phiên trước với tỷ lệ cổ phiếu tăng điểm/giảm điểm là 392/8.
Đáng chú ý, chỉ số của các cổ phiếu vốn hóa nhỏ VNSML là chỉ số tăng mạnh nhất trên sàn HOSE với 2,34%, trong khi VNMID, chỉ số của nhóm vốn hóa vừa, tăng 1,67% và VN30 chỉ tăng 1,1%.
Trong tháng 3, VNSML dẫn đầu về tỷ lệ tăng giá, tăng 10,6%; trong khi VNMID tăng 3,86% và VN30 chỉ tăng 0,62%.
Giá trị giao dịch của VNSML theo tháng cũng đạt đỉnh lịch sử với 44.440 tỷ đồng trao tay trong tháng 3 tính đến 29/3/2021.
Trong các bên tham gia thị trường phiên hôm qua, nhà đầu tư cá nhân mua ròng 1.014 tỷ đồng, trong đó 785 tỷ đồng mua ròng qua khớp lệnh.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 10/18 ngành, trong đó mua mạnh nhất ngân hàng (STB, CTG, TCB, MBB, VPB, ACB, VCB), tài nguyên cơ bản (HPG, HSG), thực phẩm và đồ uống (VNM, MSN), dịch vụ tài chính (VCI, SSI).
Ngược lại, nhóm này bán ròng cổ phiếu hàng và dịch vụ công nghiệp (GEX), du lịch và giải trí (VJC), bất động sản (VIC, IJC, NVL), tuy nhiên giá trị bán ròng toàn ngành không lớn.
Khối tự doanh tiếp tục bán ròng, xả trăm tỷ đồng cổ phiếu VIC
Thống kê giao dịch khối tự doanh, khối này tiếp tục bán ròng gần 144 tỷ đồng với khối lượng hơn 4 triệu đơn vị.
Nhóm này bán ròng diện rộng 15/18 ngành, các ngành bán nhiều nhất là tài nguyên cơ bản, thực phẩm và đồ uống, hóa chất, ngân hàng. Ngược lại, họ mua ròng 3/18 nhóm ngành gồm bất động sản, bán lẻ, hàng và dịch vụ cá nhân.
Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.
Tại phía mua ròng, cổ phiếu VCB dẫn đầu với 161 tỷ đồng, đây là mã duy nhất khối tự doanh gom trên trăm tỷ đồng. Theo sau đó, dòng vốn tìm đến MSB (54 tỷ đồng) cùng các mã ngân hàng khác như VPB và ACB.
Bên cạnh đó, khối tự doanh còn mua ròng cổ phiếu MWG (7 tỷ đồng), SBT, GMD, KDH và POW.
Diễn biến trái chiều, khối tự doanh chủ yếu xả cổ phiếu VIC 123 tỷ đồng. Mặt khác, nhóm này còn rút vốn khỏi mã HPG (28 tỷ đồng), STB (27 tỷ đồng) và TCB (25 tỷ đồng).
Cùng chiều, các cổ phiếu ghi nhận giá trị bán ròng trong phiên còn có FPT (18 tỷ đồng), VNM (17 tỷ đồng), MSN (15 tỷ đồng) và MBB (14,6 tỷ đồng).
Hai chứng chỉ quỹ lọt top bán ròng gồm E1VFVN30 (24 tỷ đồng) và FUEVFVND (22 tỷ đồng).
NĐT tổ chức trong nước tiếp tục mua ròng, khối ngoại bán ròng trở lại
Tương tự, NĐT tổ chức trong nước quay sang bán ròng với giá trị 714 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 639 tỷ đồng.
NĐT tổ chức trong nước ngày hôm nay bán ròng 12/18 ngành, trong đó bán mạnh nhất ngân hàng (STB, MBB, CTG, ACB, TCB, VPB, VCB, MSB), tài nguyên cơ bản (HPG), xây dựng và Vật liệu (CII).
Họ mua ròng 6 ngành tuy nhiên sức mua ròng không lớn, gồm các ngành công nghệ thông tin (FPT), hàng cá nhân và gia dụng (PNJ).
Bên cạnh đó, NĐT nước ngoài tiếp tục bán ròng 182 tỷ đồng, trong đó 39 tỷ đồng mua ròng qua khớp lệnh. Điểm đáng ghi nhận trong phiên ngày hôm qua là giá trị bán ròng của khối ngoại giảm mạnh do lực mua tăng 22,4% so với phiên trước đó trong khi lực bán chỉ tăng 8%.
Top cổ phiếu bị bán ròng của NĐT nước ngoài có sự thay đổi nhẹ, mã KDH đứng đầu với giá trị bán ròng đạt 181 tỷ, tiếp theo là VCB (157 tỷ), HPG (66 tỷ), VNM (43 tỷ), CTG (34 tỷ). Như vậy giá trị bán ròng các mã HPG, VNM và CTG đã sụt giảm quá nửa so với các phiên tuần trước.
Ngoài ra, trong top mua ròng, khối ngoại đã mua vào ngành dịch vụ tài chính với các cổ phiếu tiêu biểu như VCI, SSI, HCM.
Về phía mua ròng, khối ngoại tiếp tục mua mạnh VIC (168 tỷ), các mã khác gồm GEX, MBB, CII, E1VFVN30, FUEVFVND và NVL. Riêng cổ phiếu GEX và các chứng chỉ quỹ được NĐT nước ngoài mua ròng liên tục trong các phiên gần đây.