|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 27/2: Trái chiều khối ngoại, tự doanh CTCK nối dài chuỗi 12 phiên mua ròng liên tiếp

08:00 | 27/02/2020
Chia sẻ
Chuyển động dòng tiền thông minh ngày 27/2 xoay quanh nhóm tài chính và hàng tiêu dùng thiết yếu. Bộ phận tự doanh và khối ngoại đã có 11 phiên mua - bán trái chiều liên tục.

Thanh khoản thị trường sụt giảm, dòng tiền thông minh tập trung tại nhóm tài chính và hàng tiêu dùng thiết yếu

Ngay từ đầu phiên, thị trường mở cửa trong sắc đỏ do lo mối lo ngại về diễn biến của dịch bệnh Sars-Cov-2 và sự lao dốc của thị trường chứng khoán Mỹ. Hầu hết nhóm cổ phiếu VN30 và nhóm trụ cột ngân hàng bao gồm các mã TPB, HDB, VPB, VCB đều giảm điểm trong phiên sáng. 

Xu hướng này kéo dài và gia tăng bất chấp sự hồi phục nhẹ của FPT, POW và TCB trong phiên chiều do sự nhịp điều chỉnh tăng thêm ở một lọat các cổ phiếu trụ cột như GAS, VNM, VHM, VCB. 

Kết phiên, VN-Index giảm 13,7 điểm (1,51%) xuống 895,97 điểm; HNX-Index giảm 0,05% xuống 106,61 điểm; UPCoM-Index giảm 0,34% xuống 55,34 điểm.

Thanh khoản thị trường tiếp tục giảm mạnh trong khi độ rộng thị trường duy trì ở mức rộng cho thấy tâm lí giao dịch tiêu cực vẫn đang chủ đạo diễn biến thị trường. Cụ thể, thanh khoản thị trường đạt 224,9 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 3.976 tỉ đồng.

Khối ngoại tiếp tục xu hướng bán ròng khi các thông tin vĩ mô vẫn chịu hiệu ứng tiêu cực từ dịch Sars-Cov-2. 

Dòng tiền suy giảm tại nhóm cổ phiếu tài chính, giá trị giao dịch còn 803 tỉ đồng, nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu theo sau với giá trị giao dịch 422 tỉ đồng.

Khối tự doanh nối tiếp chuỗi mua ròng 12 phiên, tập trung gom mã VCB

Thống kê giao dịch trong phiên hôm qua, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 43,3 tỉ đồng với khối lượng 482.900 đơn vị.

Dòng tiền thông minh 27/2: Trái chiều khối ngoại, tự doanh CTCK nối dài chuỗi 12 phiên mua ròng liên tiếp - Ảnh 1.

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp từ FiinPro

Đáng chú ý, tại phía mua vào, khối tự doanh chủ yếu tìm đến cổ phiếu VCB và MWG với giá trị lần lượt 37,76 tỉ đồng và 25,21 tỉ đồng. Bên cạnh đó, dòng vốn tự doanh rót vào dưới 10 tỉ đồng cổ phiếu FPT (7,67 tỉ đồng), PLX (6,48 tỉ đồng) và chứng chỉ quĩ E1VFVN30 (5,39 tỉ đồng).

Ngoài ra, khối này còn mua vào mã MBB (4,86 tỉ đồng), theo sau là TCB (4,62 tỉ đồng), HPG và PNJ (3,71 tỉ đồng), CTG (3,33 tỉ đồng).

Diễn biến trái chiều, cổ phiếu MBB ghi nhận giá trị bán ra cao nhất trong phiên là 20,97 tỉ đồng, kế đến là MWG (18,28 tỉ đồng). Cùng chiều, mã FPT ghi nhận giá trị bán 6,86 tỉ đồng, VNM (6,07 tỉ đồng) và TCB (5,76 tỉ đồng). 

Khối tự doanh cũng bán ra REE (3,63 tỉ đồng) và PC1 (3,16 tỉ đồng). Mặt khác, lọt top bán ra còn có cổ phiếu VPB, VHM và HPG với giá trị dưới 3 tỉ đồng.

Khối ngoại tiếp tục xả gần 250 tỉ đồng toàn thị trường phiên thứ 11 liên tiếp

Trên sàn HOSE, dòng vốn ngoại rút ròng 233 tỉ đồng và bán ròng khối lượng 6,7 triệu đơn vị. Dẫn đầu chiều bán ròng trên sàn này là cổ phiếu VNM với giá trị 69,83 tỉ đồng. Theo sau đó, khối ngoại xả cổ phiếu VCB (37,41 tỉ đồng), HPG (19,16 tỉ đồng) và VHM (19,12 tỉ đồng).

Bên cạnh đó, NĐT ngoại lần lượt thoái ròng mã MSN và BID 14,49 tỉ đồng và 11,04 tỉ đồng, ngoài ra còn có cổ phiếu VIC (10,68 tỉ đồng) và VJC (10,6 tỉ đồng). Lọt top bán ròng còn có NVL và GAS với giá trị tương ứng 9,23 tỉ đồng và 8,3 tỉ đồng.

Trong khi đó, khối ngoại tập trung gom vào CTG (34,08 tỉ đồng). Cùng chiều, khối ngoại mua ròng dưới 10 tỉ đồng cổ phiếu SBT (6,17 tỉ đồng), SAB (3,78 tỉ đồng), ngoài ra còn HDB, PPC, KSB, VHC….

Giao dịch trên HNX, NĐT nước ngoài bán ròng 7 tỉ đồng với khối lượng 1,14 triệu cổ phiếu. Khối ngoại chủ yếu bán ròng hai mã TIG và SHB, lần lượt là 4,2 tỉ đồng và 2,6 tỉ đồng. Ngoài ra, khối này tạo áp lực cho APS, SHS và IVS. Ngược lại, NĐT nước ngoài mua ròng 

Thị trường UPCoM ghi nhận giá trị  bán ròng 8,6 tỉ đồng cùng khối lượng 220.342 đơn vị. Trong đó, duy nhất mã ACV bị khối ngoại bán ròng 4,8 tỉ đồng.Ngoài ra, các mã ghi nhận giá trị bán ròng dưới 1 tỉ đồng cổ phiếu CTR, VEA và LTG.

Ở chiều mua ròng, nổi bật có cổ phiếu BSR được mua ròng nhiều nhất 305 triệu đồng, Mặt khác, KHD, BMF cũng ghi nhận giá trị mua ròng.

Ánh Hường