|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh (27/12): Tự doanh CTCK nới rộng đà mua ròng, cùng khối ngoại gom 130 tỉ đồng, tập trung TCB và MSN

07:56 | 27/12/2019
Chia sẻ
Chuyển động dòng tiền thông minh ngày 27/12, bộ phận tự doanh và khối ngoại đồng thời ghi nhận giá trị mua ròng 66 tỉ đồng. Tâm điểm mua ròng của hai khối này tương ứng là cổ phiếu TCB và MSN.

VN-Index hồi phục, dòng tiền thông minh tìm đến đâu?

VNIndex đã quay trở lại vận động giằng co trong kênh giá 950 - 960 điểm. Hầu hết các nhóm cổ phiếu đều diễn biến tiêu cực như ngân hàng, dầu khí, cao su, thủy sản, dệt may, cảng biển.

Chỉ số chủ yếu dao động trong biên độ hẹp quanh mốc tham chiếu trong phiên sáng và giảm điểm về cuối phiên chiều khi áp lực từ các mã bluechips như BID, VCB, GAS, BVH, HPG gia tăng.

Kết phiên, VN-Index giảm 2,33 điểm (0,24%) xuống 958,59 điểm; HNX-Index giảm 0,59% xuống 102,32 điểm; UPCoM-Index tăng 0,13% lên 55,67 điểm.

Thanh khoản của thị trường cũng xuống thấp, phản ánh tâm lí nhà đầu tư vẫn chủ yếu đứng ngoài thị trường và chờ thời cơ cho năm 2020. Ngoài ra, khối ngoại cũng đã quay trở lại trạng thái mua ròng.

Thanh khoản thị trường tăng lên so với phiên trước với khối lượng giao dịch 318,7 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 5.674 tỉ đồng. Dòng tiền suy yếu hơn ở nhóm cổ phiếu công nghiệp (876 tỉ đồng). Ngoài ra, nhóm bất động sản và tài chính cũng hút tiền trong phiên.

Khối tự doanh duy trì đà mua ròng 66 tỉ đồng, tiếp tục xoay quanh mã TCB

Thống kê giao dịch trong phiên hôm qua, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán tiếp tục mua ròng 66 tỉ đồng với khối lượng 3,45 triệu đơn vị.

Dòng tiền thông minh (27/12): Tự doanh CTCK nới rộng đà mua ròng, cùng khối ngoại gom 130 tỉ đồng, tập trung TCB và MSN - Ảnh 1.

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Đáng chú ý, cổ phiếu TCB ghi nhận thêm một phiên dẫn đầu chiều mua vào với giá trị 96,35 tỉ đồng. Ngoài ra, khối tự doanh gom nhiều KOS (56 tỉ đồng). Bên cạnh đó, bộ phận tự doanh mua vào dưới 10 tỉ đồng các mã như FPT (4,27 tỉ đồng), PNJ (3,67 tỉ đồng), MWG và VNM. Một số mã lọt top mua vào như REE, VHM, UIC và HPG.

Trái với xu hướng các cổ phiếu trên, áp lực bán ra của khối này tập trung vào cổ phiếu TRC với giá trị bán 43,97 tỉ đồng. Cùng ghi nhận giá trị bán trên 10 tỉ đồng còn có MSN và VIC với giá trị tương ứng 11,69 tỉ đồng và 10,98 tỉ đồng.

Mặt khác, khối tự doanh bán ra cổ phiếu MBB (8,74 tỉ đồng), FPT (6,45 tỉ đồng), MWG (5,56 tỉ đồng) và STB (5,4 tỉ đồng). Cùng với đó, các mã nhưu VPB, BVH và REE cũng trong top bán ra trong phiên với giá trị dưới 3 tỉ đồng.

Khối ngoại trở lại mua ròng trên hai sàn, tiếp tục gom cổ phiếu MSN

Về giao dịch NĐT nước ngoài phiên vừa qua, riêng sàn HOSE ghi nhận giá trị mua ròng 66,3 tỉ đồng với khối lượng 4,6 triệu đơn vị, tập trung vào cổ phiếu.

Cụ thể, khối ngoại mua ròng mạnh nhất mã MSN là 43,02 tỉ đồng. Bên cạnh đó, NĐT nước ngoài mua ròng trên 10 tỉ đồng các cổ phiếu khác như HPG  (18,15 tỉ đồng), VRE (11,95 tỉ đồng) và DXG (11,05 tỉ đồng). Dòng vốn ngoại cũng tìm đến cổ phiếu ROS (7,46 tỉ đồng), DGW (7,38 tỉ đồng), VNM (7,23 tỉ đồng) và GEG (7,15 tỉ đồng).

Trong khi đó, khối ngoại gây áp lực xả lên cổ phiếu VIC (18,57 tỉ đồng). Theo sau đó, dòng tiền rút khỏi cổ phiếu VHM và VPI lần lượt 12,03 tỉ đồng và 10,37 tỉ đồng. Ghi nhận giá trị bán ròng còn có các mã như VCB (6,38 tỉ đồng), PVD (5,97 tỉ đồng).

Tương tự, hoạt động mua ròng áp đảo trên sàn HNX tuy nhiên với giá trị thấp, đạt 210 triệu đồng nhưng  bán ròng khối lượng 152.120 cổ phiếu. Về chi tiết giao dịch, khối ngoại mua ròng một số cổ phiếu như IDC (608 triệu đồng), TIG (508 triệu đồng) và LAS (194 triệu đồng).

Diễn biến trái chiều, khối này bán ròng cổ phiếu HUT (724 triệu đồng), NTP (434 triệu đồng) và PTI (107 triệu đồng).

Trên UPCoM, NĐT nước ngoài bán ròng của khối ngoại áp đảo với giá trị 580 triệu đồng cùng khối lượng 384.880 đơn vị. Đáng chú ý, NĐT nước ngoài chủ yếu gom cổ phiếu VEA (7,1 tỉ đồng), ngoài ra còn BCM (905 triệu đồng) và NTC (668 triệu đồng).

Trái xu hướng với những cổ phiếu trên, NĐT nước ngoài rút ròng cổ phiếu BSR (3,8 tỉ đồng), ACV (2,05 tỉ đồng) và VTP (1,3 tỉ đồng).

Ánh Hường