Dòng tiền thông minh 27/1: NĐT cá nhân tiếp tục rót ròng 450 tỷ đồng bất chấp đà bán ròng từ tự doanh và khối ngoại
NĐT cá nhân là bên mua ròng duy nhất trên thị trường trong phiên bán tháo
VN-Index sụt giảm mạnh trước đà bán tháo trên toàn thị trường. Kết phiên, VN-Index giảm 29,93 điểm (2,57%) xuống 1.136,12 điểm, HNX-Index giảm 1,73% xuống 227,82 điểm, UPCoM-Index giảm 1,29% xuống 76,42 điểm.
Thanh khoản phiên giao dịch hôm nay ở mức cao, tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 1,044 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 20.094 tỷ đồng. Trong đó, giá trị giao dịch khớp kệnh trên sàn HOSE đạt 15.030 tỷ đồng.
Về giao dịch của các bên tham gia thị trường, nhà đầu tư tổ chức trong nước, tự doanh và nước ngoài tiếp tục bán ròng, trong khi nhà đầu tư cá nhân là bên mua ròng duy nhất trên thị trường.
Cụ thể, thống kê cho thấy giá trị mua ròng của nhóm NĐT cá nhân đạt 451 tỷ ngày hôm qua, trong đó 431 tỷ là mua ròng qua khớp lệnh.
Các mã được NĐT cá nhân mua ròng khớp lệnh lớn nhất là VNM (106 tỷ), DXG (83 tỷ), STB (65 tỷ), HPG (59 tỷ) và VPB (51 tỷ). Ở chiều bán ròng họ bán mạnh nhất FLC (57 tỷ), MSN (51 tỷ), MWG (45 tỷ), NVL (41 tỷ) và KBC (27 tỷ).
Ngược lại, khối tự doanh bán ròng hơn 400 tỷ đồng, tập trung các chứng chỉ quỹ ETF nội
Trái với NĐT nhỏ lẻ, các tổ chức trong nước bán ròng tổng 300 tỷ đồng, trong đó bán ròng 135 tỷ đồng qua khớp lệnh.
Thống kê giao dịch của bộ phận tự doanh công ty chứng khoán, hoạt động bán ròng áp đảo với giá trị 223 tỷ đồng với khối lượng 12,3 triệu đơn vị.
Nguồn: Thu Thảo tổng hợp từ Fiinpro.
Các mã chịu áp lực xả lớn nhất từ khối tự doanh có chứng chỉ quỹ FUEVFVND (152 tỷ) – mã duy nhất ghi nhận giá trị giao dịch ròng trên trăm tỷ đồng phiên vừa qua.
Ghi nhận tại giao dịch cổ phiếu, khối tự doanh bán ròng khá nhiều mã ngân hàng như STB (71 tỷ), VPB (47 tỷ), ngoài ra còn các ngân hàng khác trong danh sách bán ròng gồm TCB, VCB, HDB và ACB. Bên cạnh đó, khối này lần lượt xả cổ phiếu DXG (23 tỷ), VHM (11,5 tỷ), GVR (10 tỷ đồng).
Diễn biến trái chiều, khối tự doanh tập trung mua ròng cổ phiếu HPG (28 tỷ) và VGC (24 tỷ). Cùng với đó, dòng vốn tự doanh cũng tìm đến mã PLX (16 tỷ), FPT (14 tỷ), MWG (12 tỷ) và MBB (11,5 tỷ đồng).
Mặt khác, cổ phiếu lọt top mua ròng trong phiên còn có SBT, PNJ, KDH và duy nhất chứng chỉ quỹ E1VFVN30.
Khối ngoại trở lại mua ròng 104 tỷ đồng nhờ giao dịch trái phiếu và CCQ
Trong phiên bán tháo, khối ngoại mua ròng 104 tỷ đồng trên toàn thị trường, tuy nhiên, nếu không tính giao dịch trái phiếu và chứng chỉ quỹ, khối này xả tới 289 tỷ đồng cổ phiếu.
Trên sàn HOSE, khối ngoại mua ròng 97 tỷ đồng nhưng bán ròng với khối lượng 816.000 đơn vị. Trong đó, khối này mua ròng chủ yếu chứng chỉ quỹ FUEVFVND dẫn đầu với giá trị 148,5 tỷ đồng. Cùng chiều, khối ngoại gom thêm các mã NVL (60,6 tỷ đồng), VHM (34,1 tỷ đồng) và LPB (26,8 tỷ đồng).
Các cổ phiếu lọt top mua ròng trong phiên có mã MBB (16,4 tỷ đồng), MSN (16,3 tỷ đồng), PVT (14,2 tỷ đồng), HCM (12,6 tỷ đồng), ngoài ra còn có KBC (11,7 tỷ đồng) và STB (10,7 tỷ đồng).
Tại phía bán ròng, cổ phiếu HPG tiếp tục dẫn đầu với giá trị 91,4 tỷ đồng. Dòng vốn ngoại trong phiên còn rút vốn khỏi các cổ phiếu VNM (86,2 tỷ đồng), GAS (34,9 tỷ đồng), PLX (33,5 tỷ đồng) và DXG (31,8 tỷ đồng).
Ngoài ra, các mã khác ghi nhận giá trị rút ròng dưới 30 tỷ đồng có SSI (25,8 tỷ đồng), VRE (22,9 tỷ đồng), BID (21,6 tỷ đồng), KDH (20,4 tỷ đồng) và FCN (19,8 tỷ đồng).
Trên sàn HNX ghi nhận giá trị bán ròng hơn 1,7 tỷ đồng với khối lượng 46.700 đơn vị. Trong đó, khối ngoại mạnh tay rút vốn khỏi cổ phiếu SHB với giá trị 20,3 tỷ đồng. Kế đến, khối này còn bán ròng các mã BVS (2,4 tỷ đồng), VIG (1,6 tỷ đồng) và MBS (1,2 tỷ đồng).
Chiều ngược lại, cổ phiếu NVB ghi nhận giá trị mua ròng lớn nhất với hơn tỷ đồng. Ngoài ra, dòng vốn ngoại còn tìm đến các mã SHS (5,3 tỷ đồng), VCS (3,7 tỷ đồng), ACM (1,2 tỷ đồng) và IDJ (1,1 tỷ đồng).
Ghi nhận tại thị trường UPCoM, NĐT nước ngoài mua ròng gần 8,4 tỷ đồng nhưng bán ròng với khối lượng 158.902 cổ phiếu.
Ở chiều mua ròng, khối ngoại chủ yếu gom mã ACV với giá trị 7,3 tỷ đồng, theo sau là hai cổ phiếu MML (2,6 tỷ đồng) và MCH (1,6 tỷ đồng). Trái chiều, dòng vốn ngoại tập trung rút khỏi hai cổ phiếu SKH (4,5 tỷ đồng) và CTR (3,1 tỷ đồng).
Đầu tư KD đăng ký mua thêm 20 triệu cổ phiếu FIT
Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.
Thống kê giao dịch đáng chú ý trên HOSE ngày hôm qua, Đầu tư KD vừa đăng ký mua 20 cổ phiếu FIT của Công ty cổ phần Tập đoàn FIT theo phương thức khớp lệnh, tương đương 7,85% vốn điều lệ. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 1/2 đến ngày 1/3/2021.
Nếu mua vào thành công, Đầu tư KD sẽ nâng số lượng cổ phiếu FIT đang sở hữu lên 35 triệu đơn vị, tương đương tỷ lệ sở hữu tăng từ 5,89% lên 13,74% vốn điều lệ.