|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 24/3: Tự doanh đảo chiều xả 200 tỷ đồng, NĐT cá nhân ghi nhận chuỗi mua ròng 23 phiên liên tiếp

08:29 | 24/03/2021
Chia sẻ
Trong phiên giao dịch vừa qua, khối tự doanh trở lại bán ròng hơn 200 tỷ đồng cùng chiều khối ngoại và tổ chức trong nước. Trái lại, NĐT cá nhân tiếp tục ghi nhận phiên mua ròng thứ 23 liên tiếp, đẩy giá trị mua ròng lên gần 17.700 tỷ đồng.

NĐT cá nhân đẩy giá trị mua ròng sau 23 phiên lên gần 17.700 tỷ đồng

Ngược dòng phiên trước đó, VN-Index giảm 0,92% trong phiên vừa qua, đóng cửa ở mức 1.183,45 điểm; giá trị giao dịch đạt 19.051 tỷ đồng giảm 1,8% so với phiên liền trước. Độ rộng thị trường thu hẹp so với phiên liền trước với tỷ lệ cổ phiếu tăng điểm/giảm điểm là 110/359.

Trong các bên tham gia thị trường, nhà đầu tư (NĐT) cá nhân đã có chuỗi mua ròng ấn tượng 23 phiên liên tiếp với tổng số mua ròng 17.685 tỷ đồng trên sàn HOSE. Tuy nhiên, đà mua ròng ngày hôm tiếp tục xu hướng giảm còn 623 tỷ đồng, trong đó 457 tỷ đồng là mua ròng qua khớp lệnh.

NĐT cá nhân mua ròng mạnh nhất nhóm thực phẩm và đồ uống (VNM, MSN), bất động sản (VIC, IJC, DXG, NLG, VHM, KBC) và ngân hàng (STB, CTG, BID, VCB, HDB). Thực phẩm đồ uống đã quay trở lại đứng đầu top mua ròng, ngân hàng chuyển xuống vị trí thứ 3.

Ở phía bán ròng, nhóm này bán ròng ngành dầu khí (PLX), hóa chất (DPM, GVR), tài nguyên cơ bản (HPG).

Khối tự doanh trở lại bán ròng hơn 200 tỷ đồng, thêm áp lực giảm điểm lên chỉ số

Thống kê giao dịch khối tự doanh, hoạt động bán ròng trở lại áp đảo với giá trị 204 tỷ đồng cùng khối lượng giao dịch 6,3 triệu đơn vị.

Dòng tiền thông minh 24/3: Tự doanh đảo chiều xả 200 tỷ đồng, NĐT cá nhân ghi nhận chuỗi mua ròng 23 phiên liên tiếp - Ảnh 1.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Tại phía bán ròng, hai chứng chỉ quỹ E1VFVN30 và FUEVFVND lần lượt ghi nhận giá trị cao nhất là 32,7 tỷ đồng và 28 tỷ đồng. Đối với giao dịch cổ phiếu, khối tự doanh chủ yếu xả nhóm ngân hàng, đơn cử là ACB (19 tỷ đồng), VPB (17 tỷ đồng), TCB (16 tỷ đồng), VCB (7 tỷ đồng).

Ngoài ra, dòng vốn tự doanh còn rút khỏi cổ phiếu VHM (16 tỷ đồng), VNM (10 tỷ đồng), FPT (8 tỷ đồng), VIC (10 tỷ đồng).

Diễn biến trái chiều, khối tự doanh mua ròng cổ phiếu VND, VRE, PNJ, KDH nhưng không đến 5 tỷ đồng. Mặt khác, các mã cùng chiều còn có GMD, TPB, BID, HDG.

NĐT tổ chức trong nước và khối ngoại chưa dừng bán ròng

NĐT tổ chức trong nước bán ròng 23 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 91 tỷ đồng.

Trong đó, top bán ròng là ngành bất động sản (NVL, VIC, KDH, CRE), thực phẩm đồ uống (VNM, MSN) và xây dựng vật liệu. Ngược lại, top mua ròng của nhóm này là dầu khí (PLX), điện nước xăng dầu khí đốt (GAS) và ngân hàng (MSB, TCB, VCB, CTG, VPB, ACB, OCB).

Cùng chiều với tổ chức trong nước, NĐT nước ngoài bán ròng phiên thứ 23 liên tiếp, chưa thấy dấu hiệu dừng bán dù cường độ bán đã giảm mạnh. Ngày hôm qua, họ bán ròng 260 tỷ đồng trong đó 372 tỷ đồng bán ròng qua khớp lệnh.

Trong chuỗi bán ròng 23 phiên liên tiếp, nước ngoài đã bán ròng tổng cộng 12.489 tỷ đồng qua trên HOSE và được nhà đầu tư cá nhân trong nước hấp thụ chủ yếu.

Top bán ròng trong ngày hôm nay của nhóm này là thực phẩm và đồ uống (VNM), Bất động sản (VIC, DXG, VHM, KBC), điện nước - xăng dầu khí đốt (POW). Trong khi đó họ mua ròng ngành ngân hàng (MBB, ACB, OCB), hóa chất (GVR) và tài nguyên cơ bản (HPG).

Theo số liệu của FiinPro, với mức bán ròng mạnh từ đầu năm trở lại đây, tỷ lệ sở hữu của nhà ĐTNN đã về mức 18,5% tương đương với cuối năm 2017. Tỷ lệ sở hữu của NN trong 4 năm gần đây đạt mức cao nhất 21% vào tháng 12/2019.

Thu Thảo

Dragon Capital: Thị trường tài chính biến động sau bầu cử tổng thống Mỹ, chứng khoán Việt Nam khó giảm điểm thêm
Dragon Capital nhận định việc ông Donald Trump đắc cử lần thứ hai đã khiến cho thị trường tài chính toàn cầu biến động, giống như lần thứ nhất, thể hiện qua việc DXY tăng lên. Một số thị trường mới nổi gặp áp lực gia tăng khi dòng vốn rút về Mỹ. Điều này diễn ra trên nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam.