Dòng tiền thông minh 23/7: Tự doanh CTCK đảo chiều bán ròng phiên VN-Index mất mốc 860 điểm
Dòng tiền thông minh tập trung nhóm bất động sản
VN-Index chủ yếu giằng co trong phần lớn thời gian giao dịch vào phiên sáng với dòng tiền có xu hướng dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu có vốn hóa vừa và nhỏ. Tuy nhiên, sang phiên chiều, áp lực bán tăng cao đã đẩy chỉ số mất điểm nhưng vẫn chưa xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ 855.
Kết phiên, VN-Index giảm 6,61 điểm (0,77%) xuống 855,08 điểm, HNX-Index giảm 0,66% xuống 115,32 điểm, UPCoM-Index tăng 0,37% lên 57,57 điểm.
Dòng tiền đầu tư giảm mạnh so với phiên hôm trước khi không có nhóm ngành nào tăng điểm. Các ngành thu hút dòng tiền trong phiên nhiều nhất như bất động sản, tài chính - ngân hàn, sản xuất thực phẩm, xây dựng - vật liệu đều kéo thị trường giảm điểm.
Trong khi đó, khối ngoại tiếp tục bán ròng toàn thị trường 160 tỉ đồng. Thanh khoản thị trường không chênh lệch nhiều so với phiên hôm trước, độ rộng thị trường ở trạng thái tiêu cực cho thấy lực cầu tại khu vực hiện tại là không cao.
Nếu không thể giữ được vùng hỗ trợ trong những phiên tới, VN-Index nhiều khả năng trở lại khu vực xung quanh 840 điểm.
Khối tự doanh đảo chiều bán ròng phiên VN-Index đâm thủng mốc hỗ trợ 860 điểm
Thống kê giao dịch phiên vừa qua, giá trị bán ra từ bộ phận tự doanh CTCK đạt 99 tỉ đồng, áp đảo so với giá trị mua vào 53,4 tỉ đồng. Theo đó, khối tự doanh đảo chiều bán ròng 25,6 tỉ đồng cùng khối lượng 2,5 triệu đơn vị.
Đáng chú ý trong phiên, khối tự doanh bán mạnh nhất cổ phiếu SSI (61,39 tỉ đồng) bất chấp thông tin doanh nghiệp này ghi nhận khởi sắc trong kết quả kinh doanh.
Kết thúc nửa đầu năm 2020, Chứng koasn SSI có tổng doanh thu (công ty mẹ) đạt 2.354,7 tỉ dồng, lợi nhuận trước thuế (công ty mẹ) đạt 666,8 tỉ đồng. Ước lợi nhuận trước thuế hợp nhất 6 tháng năm 2020 đạt 660 tỉ đồng, tăng trưởng 29% so với cùng kì 2019, tương đương 76% kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2020.
Bên cạnh đó, khối này rút vốn khỏi VHM (6,62 tỉ đồng), FPT (3,11 tỉ đồng), TCH (2,21 tỉ đồng). Ngoài ra, các mã lọt top bán ra còn có VPB, GEX, VCB, VNM, DPM và MBB.
Trong khi đó, khối tự doanh tập trung mua chứng chỉ quĩ E1VFVN30 (12,03 tỉ đồng). Các mã ghi nhận giá trị mua còn có CII (4,72 tỉ đồng), MBB (4,21 tỉ đồng) và VPB (4,17 tỉ đồng). Cùng với đó, dòng vốn tự doanh tìm đến loạt cổ phiếu ngân hàng khác như TCB, VCB, CTG, STB, HDB, ngoài ra còn có CTD.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng 165 tỉ đồng, ghi nhận chuỗi 7 phiên liên tiếp
Trong phiên, sàn HOSE ghi nhận giá trị bán ròng gần 150 tỉ đồng với khối lượng hơn 6,1 triệu đơn vị. Trong đó, khối này chủ yếu mua ròng VCB (21,11 tỉ đồng), theo sau là CMX (8,98 tỉ đồng) và KDC (5,95 tỉ đồng).
Mặt khác, các mã khác cũng ghi nhận giá trị mua ròng trong phiên như DHC (3,1 tỉ đồng) và TLG (3,02 tỉ đồng). Ngoài ra, NĐT ngoại gom các mã TVS, DGW, VCI, BMP và FLC với giá trị dưới 2 tỉ đồng.
Ngược lại, mã chịu áp lực bán mạnh nhất từ khối ngoại là VNM với giá trị 40,13 tỉ đồng. Ngoài ra, khối này còn rút ròng 26,84 tỉ đồng khỏi mã HPG. Diễn biến tương tự đối với VHM (25,22 tỉ đồng), DXG (14,89 tỉ đồng), NVL (11,73 tỉ đồng) và MSN (11,61 tỉ đồng).
Cùng chiều, NĐT nước ngoài bán ròng giá trị thấp hơn đối với cổ phiếu HDB (8,31 tỉ đồng), KBC (7,92 tỉ đồng). Lọt top bán ròng còn có POW (7,07 tỉ đồng) và CII (6,67 tỉ đồng).
Trên HNX, NĐT nước ngoài bán ròng 4,16 tỉ đồng với khối lượng hơn 687.116 đơn vị. Tại phía bán ròng, khối ngoại chủ yếu thoái ròng khỏi mã SHB (4,7 tỉ đồng), theo sau là HUT (735 triệu đồng) và DNP (198 triệu đồng).
Ở chiều mua ròng, cổ phiếu DHT dẫn đầu với giá trị 606 triệu đồng. Kế đến, cổ phiếu IDV và VCS lần lượt được NĐT nước ngoài mua ròng 430 triệu đồng và 279 triệu đồng.
Giao dịch tại UPCoM, khối ngoại tiếp tục bán ròng 11,24 tỉ đồng và khối lượng tương ứng 184.246 cổ phiếu. Duy nhất cổ phiếu ACV bị khối ngoại rút ròng trên 10 tỉ đồng. Ngoài ra, các cổ phiếu khác như VLC bị bán ròng 1,4 tỉ đồng, kế đến là KDF (918 triệu đồng) và QNS (788 triệu đồng).
Diễn biến trái chiều, NĐT ngoại rót vốn chủ yếu vào cổ phiếu LTG (680 triệu đồng), VEA (629 triệu đồng).