|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 23/4: Tự doanh CTCK cùng khối ngoại bán ròng 425 tỉ đồng phiên hồi phục

08:10 | 23/04/2020
Chia sẻ
Chuyển động dòng tiền thông minh ngày 23/4 xoay quanh nhóm ngân hàng và bất động sản. Khối tự doanh giao dịch cùng chiều khối ngoại, bán ròng 425 tỉ đồng toàn thị trường.

Dòng tiền thông minh tập trung vào ngành ngân hàng và bất động sản

Trong phiên sáng, đà giảm tiêu cực của TTCK Mỹ đã khiến cho VN-Index nhanh chóng lùi về sau mốc tham chiếu. Tuy nhiên, lực cầu tăng cao vào cuối phiên sáng đã giúp chỉ số thu hẹp đà giảm và tăng điểm trở lại. 

Trong toàn bộ thời gian giao dịch còn lại, VN-Index duy trì vận động giằng co sát mốc tham chiếu. Kết phiên, VN-Index tăng 2,08 điểm (0,27%) lên 768,92 điểm; HNX-Index tăng 2,01% lên 106,8 điểm; UPCoM-Index tăng 0,59% lên 51,48 điểm.

Sự phân hóa mạnh của các cổ phiếu lớn hiện hữu trên thị trường trong phiên hôm nay. Trong đó, BID, SAB, VPB là các mã hỗ trợ đà tăng trong khi VCB, VHM, GAS gây áp lực lên chỉ số. 

Dòng tiền tiếp tục dồn về nhóm cổ phiếu ngân hàng và bất động sản với giá trị giao dịch tương ứng 629 tỉ đồng và 459 tỉ đồng.

Sau phiên bùng nổ về thanh khoản phiên trước đó, dòng tiền đã quay trở về quanh mức trung bình, cho thấy tâm lý có phần thận trọng của nhà đầu tư. 

Tuy vậy, thông tin về biện pháp tài khóa hỗ trợ nền kinh tế trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 thông qua chính sách giảm 50% thuế TNDN cho các doanh nghiệp SME, hoàn thuế VAT,… sẽ đóng vai trò hỗ trợ tâm lý cho nhà đầu tư trong giai đoạn hiện tại này.

Khối tự doanh bán ròng gần 88 tỉ đồng, chủ yếu xả cổ phiếu FPT

Thống kê giao dịch trong phiên hôm qua, bộ phận tự doanh CTCK bán ròng 87,5 tỉ đồng với khối lượng 2,6 triệu đơn vị. 

Dòng tiền thông minh 23/4: Tự doanh CTCK cùng khối ngoại bán ròng 425 tỉ đồng phiên hồi phục - Ảnh 1.

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp từ Fiinpro

Về giá trị giao dịch cụ thể, khối tự doanh chủ yếu bán ra cổ phiếu FPT (20,6 tỉ đồng), kế đến là HPG (17,45 tỉ đồng). Mặt khác, dòng vốn tự doanh thoái trên 10 tỉ đồng khỏi cổ phiếu MWG (11,57 tỉ đồng), REE (10,12 tỉ đồng), MBB (10,09 tỉ đồng).

Cùng với đó, khối tự doanh bán ra dưới 10 tỉ đồng cổ phiếu VCB (8,05 tỉ đồng), POW (7,77 tỉ đồng), VPB (6,76 tỉ đồng), STB (6,15 ti đồng) và DBC (5,89 tỉ đồng).

Diễn biến trái chiều, duy nhất chứng chỉ quĩ E1VFVN30 ghi nhận giá trị mua vào 40,87 tỉ đồng. Ngoài ra, khối tự doanh mua cổ phiếu PAC (8,31 tỉ đồng), MWG (7,72 tỉ đồng). Một số mã khác lọt top mua vào trong phiên như VPB, HPG, REE, FPT, MBB...

Khối ngoại chưa dừng xả 337 tỉ đồng toàn thị trường, tập trung áp lực lên VNM và VRE

Trên sàn HOSE tiếp tục ghi nhận phiên bán ròng 315 tỉ đồng với khối lượng 11,5 triệu đơn vị. Top10 mã bán ròng, dẫn đầu là cổ phiếu VNM với giá trị 67,2 tỉ đồng, theo sau là VRA (62,01 tỉ đồng).

Bên cạnh đó, khối ngoại tạo áp lực xả lên cổ phiếu HPG (51,7 tỉ đồng), VCB (51,04 tỉ đồng), ST (31,24 tỉ đồng) và VPB (30,1 tỉ đồng). Cùng chiều, mã VIC ghi nhận giá trị bán ròng 21,37 tỉ đồng, BID (18,81 tỉ đồng), CTG (14,97 tỉ đồng) và RAL (11,61 tỉ đồng).

Dòng tiền thông minh 23/4: Tự doanh CTCK cùng khối ngoại bán ròng 425 tỉ đồng phiên hồi phục - Ảnh 2.

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Top10 cổ phiếu mua ròng, NĐT nước ngoài chủ yếu gom mã FPT (87,57 tỉ đồng) cùng VHM (30,05 tỉ đồng).

Mặt khác, khối ngoại mua ròng dưới 10 tỉ đồng các cổ phiếu MSN, HCM, PHR, HQC, HAI.... Hầu hết cổ phiếu trong top mua ròng phiên hôm qua đều đóng cửa trong sắc xanh, ngoại trừ mã VHM giảm giá.

Dòng tiền thông minh 23/4: Tự doanh CTCK cùng khối ngoại bán ròng 425 tỉ đồng phiên hồi phục - Ảnh 3.

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Trên HNX, khối ngoại bán ròng nhẹ 5,5 tỉ đồng với khối lượng 503.522 đơn vị. Theo đó, dòng vốn ngoại tập trung rút khỏi hai mã LAS và PVS lần lượt 2,6 tỉ đồng và 2,2 tỉ đồng. Mặt khác, khối ngoại bán ròng SHB (687 triệu đồng), TIG (638 triệu đồng), BVS (277 triệu đồng).

Ngươc lại, cổ phiếu được khối ngoại mua ròng có các mã như PLC (541 triệu đồng), IDV (131 triệu đồng) và SPP (118 triệu đồng).

Giao dịch tại UPCoM, NĐT nước ngoài bán ròng 16,5 tỉ đồng cùng khối lượng 109.577 cổ phiếu. Tại phía bán ròng, cổ phiếu VEA ghi nhận giá trị lớn nhất là 13,8 tỉ đồng. Theo sau đó, dòng vốn rút khỏi cổ phiếu ACV (3,7 tỉ đồng), VGG và VIB (2,1 tỉ đồng).

Trong khi đó, khối ngoại gom mã LPB (3,7 tỉ đồng) và VTP (1,6 tỉ đồng). Ngoài ra, một số mã ghi nhận giá trị mua ròng dưới 1 tỉ đồng như VGI, PVP.

Ánh Hường

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'cứu cánh' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, "cứu cánh" cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.