|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 23/2: NĐT cá nhân cùng tự doanh rót gần 800 tỷ đồng vào thị trường

08:24 | 23/02/2021
Chia sẻ
Trong phiên khởi sắc vừa qua, NĐT cá nhân và khối tự doanh mua ròng gần 800 tỷ đồng trong khi tổ chức trong nước và khối ngoại đồng thời rút vốn khỏi thị trường. VNM và HPG là hai cổ phiếu thu hút dòng vốn từ NĐT cá nhân nhiều nhất.

NĐT cá nhân gom hơn 680 tỷ đồng phiên đầu tuần trong khi tổ chức trong nước bán ròng trăm tỷ

Thị trường biến động mạnh trong phiên giao dịch chiều nay khi VN-Index liên tục đảo chiều tăng giảm. Kết phiên, VN-Index tăng 1,54 điểm (0,13%) lên 1.175,04 điểm, HNX-Index tăng 2,94% lên 237,97 điểm, UPCoM-Index tăng 0,58% lên 76,57 điểm.

Trong các bên tham gia thị trường, nhà đầu tư (NĐT) cá nhân tiếp tục mua ròng 684 tỷ đồng ngày hôm qua, trong đó 300 tỷ đồng là mua ròng qua khớp lệnh.

Các mã được NĐT cá nhân mua ròng khớp lệnh lớn nhất là VNM (180 tỷ), HPG (64 tỷ), SSI (45 tỷ), MBB (37 tỷ) đối ứng với Nước ngoài, và OCB (37 tỷ) cho tổ chức trong nước.

Chiều bán ròng họ bán mạnh nhất VHM (54 tỷ) cho tổ chức trong nước và nước ngoài. Các mà bán ròng lớn khác gồm LPB (38 tỷ) cho tổ chức trong nước, TCB (37 tỷ), VIC (37 tỷ) cho tự doanh và VCB (35 tỷ) cho nước ngoài.

NĐT tổ chức trong nước bán ròng 180 tỷ đồng, nhưng tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 203 tỷ đồng. Họ bán ròng thỏa thuận HNG (300 tỷ) và CII (89 tỷ) cho nhà đầu tư cá nhân trong nước.

Về giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng nhóm bất động sản (VIC, VHM, FLC), tài nguyên cơ bản (HPG) và ngân hàng (VPB, ACB, MSB, CTG, VCB). Phía bán ròng, họ bán ròng ngành dịch vụ tài chính (SSI), du lịch và giải trí (HVN), công nghệ thông tin.

Khối tự doanh đảo chiều mua ròng 110 tỷ đồng

Thống kê giao dịch của khối tự doanh, nhóm này đã chuyển vị thế mua ròng 110 tỷ đồng, trong đó 107 tỷ mua ròng qua khớp lệnh. Khối lượng mua ròng tương ứng 1,7 triệu đơn vị.

Dòng tiền thông minh 23/2: NĐT cá nhân cùng tự doanh rót gần 800 tỷ đồng vào thị trường - Ảnh 1.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Tại phía mua ròng, khối tự doanh tập trung rót vốn cho cổ phiếu TCB (43 tỷ đồng), theo sau là VIC (40 tỷ đồng). Cùng với đó, khối này cũng mua ròng hơn 10 tỷ đồng các mã MWG (16,8 tỷ đồng), VGC (16,8 tỷ đồng) và HSG (10,4 tỷ đồng). Ngoài ra, các mã lọt top mua ròng còn có VPB, PLX, E1VFVN30, PHR và STB.

Diễn biến trái chiều, khối tự doanh tạo áp lực bán ròng lên cổ phiếu IJC (14 tỷ đồng), DXG (12 tỷ đồng), HPG (11,4 tỷ đồng) và FUEVFVND (11 tỷ đồng). Mặt khác, dòng vốn tự doanh rút khỏi cổ phiếu HAH, FPT, TDM, HVN, VHM và STB.

Khối ngoại xả 610 tỷ đồng, bán ròng trăm tỷ đồng VNM và HPG

Ngược chiều tự doanh, khối ngoại bán ròng 610 tỷ đồng toàn thị trường. Trên sàn HOSE, khối ngoại duy trì đà bán ròng 609,9 tỷ đồng với khối lượng 18,7 triệu đơn vị.

Trong đó, khối ngoại tập gom 38,4 tỷ đồng cổ phiếu VHM, kế đến là mã VCB (30,5 tỷ đồng). Mặt khác, các cổ phiếu được mua ròng trong phiên còn có BID (10,1 tỷ đồng), DHC (9,9 tỷ đồng) và chứng chỉ quỹ FUEVFVND (9,4 tỷ đồng).

Trái lại, cổ phiếu VNM dẫn đầu chiều bán ròng với giá trị 178,2 tỷ đồng. Theo sau đó, NĐT nước ngoài còn thoái ròng thêm 110,1 tỷ đồng mã HPG. Dòng vốn ngoại trong phiên còn rút khỏi các mã SSI (42,5 tỷ đồng), VIC (40,9 tỷ đồng) và CTG (40,2 tỷ đồng).

Trên sàn HNX ghi nhận giá trị mua ròng áp đảo với 10,9 tỷ đồng, tương ứng với khối lượng 901.887 đơn vị. Trong đó, khối ngoại tiếp tục gom mạnh cổ phiếu NVB với giá trị 12,4 tỷ đồng, SHS (2,5 tỷ đồng) và APS (1,3 tỷ đồng).

Tại phía bán ròng, khối ngoại chủ yếu xả hai cổ phiếu GKM và CSC với giá trị lần lượt là 1,6 tỷ đồng và 1,5 tỷ đồng.

Giao dịch tại UPCoM, NĐT nước ngoài bán ròng 10,6 tỷ đồng với khối lượng 333.687 cổ phiếu. Khối này xả cổ phiếu QNS với giá trị gần 11,4 tỷ đồng, ngoài ra còn ACV (1,8 tỷ đồng) và BSR (1,3 tỷ đồng). Chiều ngược lại, cổ phiếu LTG ghi nhận giá trị mua ròng 1,8 tỷ đồng.

Thu Thảo

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.