Dòng tiền thông minh 18/6: Tổ chức trong nước tập trung xả SBT và AAA, khối ngoại chưa dừng bán HPG
Dòng tiền dịch chuyển từ nhóm ngân hàng và thép sang bất động sản, xây dựng
Thị trường (17/6) mở cửa giảm hơn 16 điểm trước khi ngược dòng thành công. Đà phục hồi của thị trường đến từ nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bán lẻ, bảo hiểm,…thanh khoản thị trường giảm khi nhà đầu tư tỏ ra thận trọng dưới áp lực giảm của chứng khoán toàn cầu.
Kết phiên, VN-Index tăng 0,25% đóng cửa ở mức 1.359,92 điểm, bất chấp áp lực bán gia tăng ở nhóm cổ phiếu Ngân hàng. Độ rộng thị trường cải thiện so với phiên trước với tỷ lệ cổ phiếu tăng-giảm là 219-165.
Giá trị giao dịch trên HOSE đạt 22.294 tỷ đồng trong khi giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 27.188 tỷ đồng, giảm 9,3% so với phiên liền trước.
Dòng tiền có sự dịch chuyển từ cổ phiếu ngân hàng và thép sang hóa chất, bất động sản, thực phẩm đồ uống, xây dựng và vật liệu.
Dữ liệu từ FiinPro cho thấy trong ngày hôm qua, các nhóm ngành hóa chất, bất động sản, thực phẩm và đồ uống, xây dựng và vật liệu lần lượt tăng tỉ trọng giá trị giao dịch so với 1 tháng trước là 2,91%, 2,31%, 1,53% và 1,03% bất thanh khoản thị trường giảm 8% so với trung bình 1 tháng trước.
Tự doanh đẩy mạnh đà bán ròng lên 456 tỷ đồng, chủ yếu xả AAA và HPG
Thống kê giao dịch các bên trong phiên, khối tự doanh công ty chứng khoán bán ròng 456 tỷ, trong đó bán ròng 413 tỷ qua khớp lệnh.
Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm BID (34 tỷ đồng), VPB (27 tỷ đồng). Theo sau là các mã ghi nhận giá trị mua ròng dưới 10 tỷ đồng như BWE, VHC, GMD, SBT, KBC, NT2, VCI, CKG.
Ngược lại, khối tự doanh bán ròng AAA (56 tỷ đồng) và HPG (46 tỷ đồng). Bên cạnh đó, dòng vốn của khối này cũng rút mạnh khỏi TCB (34 tỷ đồng), MWG (31 tỷ đồng), VNM (25 tỷ đồng), MBB (24 tỷ đồng), VHM (22 tỷ đồng), TPB, NVL, FPT.
Tương tự, NĐT tổ chức trong nước tiếp tục xả hơn trăm tỷ
Diễn biến tương tự khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước bán ròng 109 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 160 tỷ đồng. Trong đó, nhóm này mua ròng chủ yếu ngành hóa chất và bán ròng chủ yếu ngành thực phẩm đồ uống.
Một số mã bị các tổ chức này tập trung mua ròng là FPC (97 tỷ đồng), GVR (40 tỷ đồng), MBB (25 tỷ đồng) và TDH (11 tỷ đồng).
Diễn biến trái chiều, cổ phiếu SBT và VIC lần lượt ghi nhận giá trị bán ròng 122 tỷ đồng và 105 tỷ đồng. Mặt khác, tổ chức trong nước xả HPG, FPT, CTG, VNM… tuy nhiên đều dưới trăm tỷ đồng.
NĐT cá nhân tăng mua ròng đến 679 tỷ đồng tỷ đồng
Tiếp đà mua ròng phiên trước đó, NĐT cá nhân tăng mua ròng lên 679 tỷ đồng, trong đó khối này gom qua giao dịch khớp lệnh là 738 tỷ đồng.
NĐT cá nhân mua ròng 11/18 ngành, tập trung ngân hàng, tài nguyên cơ bản. Top mua ròng của NĐT cá nhân gồm HPG, CTG, VIC, MBB, SBT, NVL, HDB, AAA, HSG, FPT.
Trong khi đó, nhóm này bán ròng 7/18 ngành. Top bán ròng gồm FLC, VRE, VCB, GVR, SSI, BID, GAS, VNM, LPB, POW, VPB.
Có thể thấy giao dịch của NĐT cá nhân khá đối ứng với các mã bị bán ròng của NĐT nước ngoài.
Khối ngoại chưa dừng xả cổ phiếu HPG, đẩy tổng mức bán ròng mã này trong tháng 6 lên 4.000 tỷ
Khối ngoại bán ròng 71 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 165 tỷ đồng.
Áp lực bán ròng khớp lệnh của nước ngoài tập trung vào ngành tài nguyên cơ bản, ngân hàng. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã HPG, CTG, MBB, HSG, NVL, VCI, HDB, VIC, VHC, VPB.
Riêng cổ phiếu HPG tiếp tục bị khối ngoại xả mạnh, đưa tổng mức bán ròng HPG trong tháng 6 lên trên 4.000 tỷ đồng, cao nhất trong sử theo tháng dù tháng 6 chưa kết thúc.
Phía mua ròng khớp lệnh, NĐT nước ngoài tiếp tục mua ròng mạnh nhất ngành bất động sản, thực phẩm đồ uống. Top mua ròng theo thứ tự các mã VRE, VCB, VNM, VHM, SSI, GAS, LPB, DGC, STB, POW.
Các cổ phiếu được mua ròng là những cổ phiếu trong danh mục của quỹ ETFs và đa phần là cổ phiếu vốn hóa lớn. Đáng chú ý, VNM thu hút dòng tiền trở lại sau chuỗi bán ròng các tháng trước đó. Cổ phiếu SSI sau khi bị bán ròng phiên trước thì NĐT nước ngoài đã quay lại mua ròng.