Dòng tiền thông minh 18/3: Nhóm ngân hàng hút vốn mạnh, đà bán ròng của tự doanh suy giảm trong khi NĐT cá nhân vẫn bền bỉ mua ròng
Nhà đầu tư cá nhân bền bỉ mua ròng, tiền chảy về nhóm ngân hàng
VN-Index đóng cửa phiên 17/3 tăng 0,52% lên 1.186,09 điểm. Giá trị giao dịch tăng phiên thứ 2 liên tiếp, đạt tỷ 19.708 tỷ đồng, tăng 1,3% so với phiên liền trước. Độ rộng thị trường cải thiện so với phiên liền trước với tỷ lệ cổ phiếu tăng/giảm điểm là 257/190 mã.
Dữ liệu FiinPro cho thấy, dòng tiền vào cổ phiếu ngành ngân hàng liên tục tăng trong suốt 9 tháng qua và tăng mạnh trong phiên vừa qua. Dòng tiền chảy mạnh vào STB với giá trị giao dịch đạt 1.053 tỷ đồng, giá STB tăng 3,7%. Tuy nhiên cổ phiếu "mạnh" nhất ngày hôm qua cả về mức độ tăng giá lẫn đột biến về khối lượng giao dịch so với lịch sử là CTG, giá tăng 4,9% và giá trị giao dịch đạt 924 tỷ đồng.
Nhà đầu tư (NĐT) cá nhân tiếp tục mua ròng 1.139 tỷ đồng, trong đó 1.747 tỷ đồng là mua ròng qua khớp lệnh. Trong 19 ngày mua ròng liên tiếp gần đây, nhóm này đã đẩy giá trị mua ròng lên 15.313 tỷ đồng qua khớp lệnh trên HOSE.
Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân vẫn tiếp tục để đối ứng với toàn bộ các nhóm nhà đầu tư khác trong và ngoài nước.
Bất động sản, ngân hàng và thực phẩm đồ uống là ba ngành được mua ròng nhiều nhất. Cổ phiếu NVL trở thành mã đứng đầu top mua ròng, đối ứng với tổ chức trong nước là chính. Cổ phiếu VNM vẫn là cổ phiếu được mua lại từ nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, nhóm này mua ròng một loạt cổ phiếu ngân hàng khác như CTG, BID, MSB, VCB. Phía bán ròng, NĐT cá nhân bán ròng nhẹ các mã MBB, OCB, TCH, ACB và MWG.
Đà bán ròng khối tự doanh suy giảm, chủ yếu mua ròng các bluechips ngân hàng
Thống kê giao dịch trong phiên hôm qua, khối tự doanh công ty chứng khoán tiếp tục bán ròng tuy nhiên giá trị bán ròng giảm mạnh còn 16 tỷ đồng. Khối lượng bán ròng trong phiên đạt 3,7 triệu đơn vị.
Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.
Top10 cổ phiếu khối ngoại tập trung mua ròng trong phiên chủ yếu là các bluechips, đặc biệt các mã nhóm ngân hàng. Cụ thể, CTG dẫn đầu chiều mua ròng với giá trị 25,6 tỷ đồng, kế đến có VPB (11 tỷ đồng), TCB (7 tỷ đồng), MBB (7 tỷ đồng).
Mặt khác, dòng vốn tự doanh còn tìm đến cổ phiếu VHM (16 tỷ đồng), MWG (11,5 tỷ đồng), PNJ, FPT, NVL, VIC.
Top10 mã chịu áp lực bán ròng, chứng chỉ quỹ FUEVFVND đạt giá trị cao nhất là 75,8 tỷ đồng, đây cũng là chứng chỉ quỹ duy nhất lọt top giao dịch.
Bên cạnh đó, khối tự doanh rút vốn khỏi cổ phiếu KBC (24,6 tỷ đồng), HDG (14,5 tỷ đồng), VND (13,7 tỷ đồng). Ghi nhận giá trị bán ròng dưới 10 tỷ đồng còn có IJC (9,6 tỷ đồng), PHC, VRE, DIG, STB, ELC.
NĐT tổ chức trong nước và khối ngoại tiếp tục bán ròng
NĐT tổ chức trong nước tiếp tục bán ròng 78 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 657 tỷ đồng. Như vậy quy mô bán ròng của nhà đầu tư tổ chức đã giảm mạnh tuy nhiên là nhờ giao dịch mua ròng thỏa thuận. Trong 17 ngày bán ròng liên tiếp tổ chức trong nước đã bán ròng 4.492 tỷ đồng khớp lệnh trên HOSE.
Top bán ròng của nhóm này tập trung vào bất động sản (NVL, FLC, KBC,NLG, ITA, VIC), ngân hàng (BID, STB, TCB, MBB, VPB, MSB), dầu khí (PLX). Top mua ròng rất hạn chế ngành ô tô phụ tùng (TCH) và điện nước xăng dầu khí đốt (GAS).
NĐT nước ngoài bán ròng liên tiếp phiên thứ 19 với quy mô bán ròng tăng mạnh. Ngày hôm qua, họ bán ròng 1.077 tỷ đồng, trong đó 1.146 tỷ đồng là bán ròng qua khớp lệnh.
Trong chuỗi bán ròng 19 phiên liên tiếp, nước ngoài đã bán ròng tổng cộng 11.468 tỷ đồng qua khớp lệnh trên HOSE và được nhà đầu tư cá nhân trong nước hấp thụ chủ yếu.
Top bán ròng của NN phiên hôm nay đã xuất hiện gương mặt mới CTG (228 tỷ đồng). Ngoài ra thì VNM, POW, HPG, VHM, VRE vẫn tiếp tục bị bán ròng. Phía mua ròng, khối ngoại mua PLX, MBB, KBC, OCB và FUEVFVND.