|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 18/2: Tập trung cổ phiếu tài chính, tiền lớn chưa dừng rút ròng do tâm lí thận trọng trước dịch Covid19

07:49 | 18/02/2020
Chia sẻ
Chuyển động dòng tiền thông minh ngày 18/2, tự doanh và khối ngoại tiếp tục ghi nhận phiên giao dịch trái chiều. Cụ thể, khối ngoại chưa dừng xả 128 tỉ đồng trong khi bộ phận tự doanh mua ròng phiên thứ ba liên tiếp.

Tâm lí thị trường thận trọng trước dịch Covid-19, dòng tiền thông minh đổ vào nhóm tài chính phiên vừa qua

Ngay từ đầu phiên 17/2, VN-Index đã chịu áp lực giảm điểm khi bộ ba cổ phiếu "họ Vingroup" gồm VIC, VHM, VRE giảm giá mạnh. Đến phiên chiều, chỉ số tiếp tục vận động dưới mốc tham chiếu và chỉ thu hẹp đà giảm vào những phút cuối phiên nhờ lực đỡ của nhóm ngân hàng với các mã BID, TCB, MBB, VCB. 

Thị trường hồi phục dần về cuối phiên chiều nhưng xu hướng giảm giá vẫn áp đảo trong phiên hôm nay. Kết phiên, VN-Index giảm 2,68 điểm (0,29%) xuống 934,77 điểm; HNX-Index giảm 0,16% xuống 109,57 điểm; UPCoM-Index giảm 0,38% xuống 56,26 điểm.

Tâm lí thị trường vẫn trong trạng thái thận trọng khi thanh khoản ở mức trung bình thấp và khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng. Trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ và ảnh hưởng của Covid-19 vẫn còn, VN-Index có thể duy trì vận động tích lũy dưới ngưỡng 945 điểm trong ngắn hạn.

Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt gần 231,8 triệu đơn vị, tương ứng giá trị gần 4.238 tỉ đồng. Dòng tiền tập trung tại nhóm cổ phiếu tài chính với giá trị giao dịch 955 tỉ đồng.

Khối tự doanh duy trì đà mua ròng 22 tỉ đồng, ghi nhận phiên thứ ba liên tiếp

Trong phiên giao dịch hôm qua, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 22,4 tỉ đồng với khối lượng 237.620 đơn vị.

Về giá trị giao dịch cụ thể, khối tự doanh bán ra duy nhất cổ phiếu MBB (15,33 tỉ đồng). Theo sau đó, các cổ phiếu ghi nhận giá trị bán ra dưới 10 tỉ đồng như ELC (6,08 tỉ đồng), HPG (5 tỉ đồng), FPT (3,76 tỉ đồng) và VCB (3,54 tỉ đồng). Mặt khác, khối tự doanh còn bán VPB chứng chỉ quĩ E1VFVN30, REE, MWG và PC1.

Diễn biến trái chiều, khối tự doanh mua vào chủ yếu cổ phiếu TCB (11,74 tỉ đồng). Cùng chiều, khối này mua dưới 10 tỉ đồng các mã MWG (9,24 tỉ đồng), PLX (8,64 tỉ đồng), VCB (5,89 tỉ đồng).

Theo sau đó, khối tự doanh mua vào chứng chỉ quĩ E1VFVN30 (5,45 tỉ đồng), VPB (5,32 tỉ đồng), STB (5,07 tỉ đồng), ngoài ra còn có PVD, MBB và VIC.

Ngược chiều tự doanh, khối ngoại chưa dừng bán ròng 128 tỉ đồng toàn thị trường

Về phía giao dịch khối ngoại tiếp tục ghi nhận  giá trị bán ròng 128 tỉ đồng. Tính riêng trên HOSE, khối này bán ròng 129 tỉ đồng với khối lượng 4,8 triệu đồng. 

Dẫn đầu Top10 cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng trong phiên là MSN với giá trị 28,62 tỉ đồng. Bên cạnh đó, mã VIC chịu áp lực xả (18,64 tỉ đồng) từ khối ngoại, theo sau là CTG (17,43 tỉ đồng) và NVL (10,31 tỉ đồng).

Mặt khác, dòng vốn ngoại rút ròng khỏi cổ phiếu KBC (7,91 tỉ đồng), SSI (7,1 tỉ đồng), TLG (5,59 tỉ đồng). 

Ngược lại, Top10 mã mua ròng nổi bật có cổ phiếu VNM (8,86 tỉ đồng), theo sau là PVD (7,74 tỉ đồng). Dòng tiền còn tìm đến VCB (2,53 tỉ đồng), DGW (2,14 tỉ đồng), STB, TDH và CTD. 

Giao dịch tại  HNX, NĐT nước ngoài trở lại bán ròng 3,5 tỉ đồng với khối lượng 220.710 đơn vị. Tại phía bán ròng, ghi nhận giá trị cao nhất là NTP với (4,3 tỉ đồng), kế đến có SHB (733 triệu đồng), SD6 và S74. Trong khi đó, duy nhất mã TIG ghi nhận giá trị mua ròng (1,3 tỉ đồng). Ngoài ra, khối này mua dưới 1 tỉ đồng SLS, TNG và VCS. 

Thống kê trên UPCoM, khối ngoại gom 4,5 tỉ đồng cùng mua ròng 456.410 cổ phiếu. Ở chiều mua ròng, cổ phiếu QNS dẫn đầu với giá trị 3,3 tỉ đồng, tiếp đó là LPB (1,5 tỉ đồng). Ngược lại, cổ phiếu VEA bị khối ngoại bán ròng 935 triệu đồng, ACV và BCM. Không có mã nào ghi nhận giá trị bán ròng trên 1 tỉ đồng tại thị trường này.

Lãnh đạo và nội bộ doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu gì?

Thống kê thông tin đăng kí giao dịch trên hai sàn, lãnh đạo và cá nhân (tổ chức) có liên quan muốn mua cổ phiếu TDM, BMI và VNG trong khi muốn bán NLG.

Dòng tiền thông minh 18/2: Tập trung cổ phiếu tài chính, tiền lớn chưa dừng rút ròng do tâm lí thận trọng trước dịch Covid19 - Ảnh 1.

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Đáng chú ý, CTCP Khu công nghiệp Thành Thành Công vừa đăng kí mua vào gần 5,12 triệu cổ phiếu VNG của CTCP Du lịch Thành Thành Công trong thời gian từ 20/3 đế 20/3 theo phương thức thỏa thuận.

Nếu lần mua vào này thành công, số lượng cổ phần VNG mà Khu công nghiệp Thành Thành Công nắm giữ sẽ tăng từ 2,88 lên 8 triệu cp. 

Được biết, ông Đỗ Huy Hiệp, thành viên HĐQT của Du lịch Thành Thành Công hiện cũng giữ chức vụ Giám đốc tại Khu công nghiệp Thành Thành Công.

Ánh Hường

Đánh thuế BĐS: Kiểm soát đầu cơ hay tạo thêm gánh nặng?
Nếu chỉ áp dụng mỗi biện pháp đánh thuế thì sẽ khó ngăn chặn hiệu quả việc thao túng giá bất động sản mà ngược lại còn có tác dụng tiêu cực nếu chính sách tiền tệ và tài khóa đi theo xu hướng ngược lại là hỗ trợ tăng trưởng.