|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 17/3: NĐT cá nhân tiếp tục gom trên 1.000 tỷ đồng, đối ứng với lực bán từ tự doanh, tổ chức và khối ngoại

08:39 | 17/03/2021
Chia sẻ
Trong phiên VN-Index mất mốc 1.180 điểm, NĐT cá nhân tiếp tục là bên mua ròng mạnh nhất thị trường với 1.052 tỷ đồng. Ngược lại, tự doanh, tổ chức trong nước và khối ngoại đều bán ròng hàng trăm tỷ đồng gây áp lực lên chỉ số.

NĐT cá nhân chưa dừng rót vốn, đẩy giá trị mua ròng vượt 13.500 tỷ đồng sau 18 phiên

Thị trường một lần nữa mất mốc 1.180 điểm. Sắc đỏ bao phủ thị trường với số mã giảm giá (297) áp đảo số mã tăng giá (162). VN-Index đóng cửa giảm 4,66 điểm (0,39%) xuống 1.179,9 điểm, HNX-Index tăng 0,25% lên 275,88 điểm, UPCoM-Index tăng 0,14% lên 80,93 điểm.

Thanh khoản thị trường ở mức cao với tổng khối lượng giao dịch trên toàn thị trường đạt hơn 949 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 19.632 tỷ đồng. Thống kê cho thấy dòng tiền vào cổ phiếu ngành xây dựng và vật liệu tăng mạnh trong ngày hôm qua và đã tăng đều suốt 3 tháng gần đây.

Tuy nhiên dòng tiền cũng chỉ tập trung vào một số mã, trong đó Top 10/386 cổ phiếu ngành xây dựng và vật liệu trên 3 sàn có giá trị giao dịch chiếm đến 61% toàn ngành. Mở rộng thêm cũng chỉ có 26/386 mã có giao dịch trên 10 tỷ/phiên, chiếm 87% tổng giá trị giao dịch của ngành.

Đứng đầu danh sách là ROS, với giao dịch đột biến 190 tỷ đồng (46,2 triệu cp), tiếp theo là LCG, FCN, HBC, CTD, CII.

Trở lại với phiên giao dịch vừa qua, nhà đầu tư (NĐT) cá nhân tiếp tục mua ròng 1.052 tỷ đồng với 980 tỷ đồng là mua ròng qua khớp lệnh.

Đây đã là phiên mua ròng thứ 18 liên tục của nhóm này. Trong 18 ngày mua ròng liên tiếp, họ đã gom tổng cộng 13.566 tỷ đồng qua khớp lệnh trên HOSE.

Top mua ròng của NĐT cá nhân vẫn tiếp tục để đối ứng với nhà đầu tư tổ chức cả trong và ngoài nước. Ngân hàng và thực phẩm - đồ uống là 2 ngành được mua ròng nhiều nhất.

Cụ thể, cổ phiếu VNM quay trở lại dẫn đầu chiều mua ròng của nhóm NĐT cá nhân, đối ứng với lực bán của khối ngoại. NĐT cá nhân còn rót vốn vào một loạt cổ phiếu ngân hàng như STB, MBB, BID,VPB, CTG, VCB, HDB. Ngoài ra, họ cũng mua ròng mạnh POW, STB, SSI, NVL chủ yếu đối ứng với tổ chức trong nước.

Phía bán ròng, NĐT cá nhân bán ròng nhẹ rải rác các cổ phiếu ở nhiều nhóm ngành, trong đó có cổ phiếu KBC, ACB, GAS, MWG, FCN.

Khối tự doanh đảo chiều bán ròng 172 tỷ đồng

Trái chiều với nhóm đầu tư nhỏ lẻ, bộ phận tự doanh CTCK đảo chiều bán ròng 172 tỷ đồng với khối lượng 9,3 triệu đơn vị.

Dòng tiền thông minh 17/3: NĐT cá nhân tiếp tục gom trên 1.000 tỷ đồng, đối ứng với lực bán từ tự doanh, tổ chức và khối ngoại - Ảnh 1.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Tại giao dịch chứng chỉ quỹ ETF nội, khối tự doanh bán ròng hơn 193 tỷ đồng mã FUEVFVND – mã duy nhất ghi nhận giá trị giao dịch ròng trên trăm tỷ đồng phiên vừa qua. Ngược lại, khối này mua ròng E1VFVN30 19 tỷ đồng.

Tại giao dịch cổ phiếu, chịu áp lực xả lớn nhất từ khối tự doanh là FPT (22 tỷ đồng), kế đến là HDG (19 tỷ đồng), VND (17 tỷ đồng), ngoài ra còn VRE (16 tỷ đồng) và STB (12 tỷ đồng). Cùng chiều, dòng vốn tự doanh rút khỏi các cổ phiếu TDC, VNM, HBC, VIC nhưng giá trị dưới 10 tỷ đồng.

Diễn biến trái chiều, khối tự doanh mua ròng GAS (25 tỷ đồng), cùng với đó còn có VPB và MWG lần lượt được mua ròng 18 tỷ đồng và 12 tỷ đồng. Mặt khác, mã TCB, VHM, PHC, HPG, PAC, KDH đều ghi nhận giá trị mua ròng lọt top10 trong phiên.

NĐT tổ chức trong nước tăng mạnh bán ròng lên 628 tỷ đồng

Về phía NĐT tổ chức trong nước, họ tiếp tục bán ròng 628 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì giá trị bán ròng đạt 547 tỷ đồng. Như vậy quy mô bán ròng của NĐT tổ chức bỗng nhiên tăng mạnh. Trong 16 ngày bán ròng liên tiếp, nhóm này đã bán ròng 3.836 tỷ đồng khớp lệnh trên HOSE.

Top bán ròng của nhóm này tập trung vào ngân hàng (STB, VPB, BID, TCB, CTG, HDB, MBB, TPB), dầu khí (PLX), điện nước - xăng dầu khí đốt. Trong khi đó top mua ròng rất hạn chế, gồm ngành công nghệ thông tin (FPT) và thực phẩm đồ uống (VNM).

Cùng chiều với tổ chức trong nước, NĐT nước ngoài bán ròng liên tiếp phiên thứ 18 với quy mô bán ròng giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do mua thỏa thuận chứng chỉ quỹ tăng.

Cụ thể, khối ngoại bán ròng 170 tỷ đồng, trong đó 420 tỷ đồng bán ròng qua khớp lệnh trong phiên giao dịch vừa qua. Trong chuỗi bán ròng 18 phiên liên tiếp, nước ngoài đã bán ròng tổng cộng 10.342 tỷ đồng qua khớp lệnh trên HOSE.

Nước ngoài quay lại mua ròng mạnh PLX, ngoài ra các mã KBC, FCN, FUEVFVND và SAB cũng được mua ròng. Phía bán ròng có VNM chịu áp lực xả lớn nhất, một số mã bị bán rải rác gồm MBB, HPG, VRE, SSI, VCB, NVL, CTG.

Thu Thảo

[LIVE] ĐHĐCĐ Nam Long: Doanh số quý I ước đạt 1.160 tỷ đồng, có thể đưa ra thị trường 15.000 sản phẩm trong ba năm tới
HĐQT Nam Long định hướng phát triển trong năm 2024 tập trung vào dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền và hợp với nhu cầu thị trường, mục tiêu bán trên 3.100 sản phẩm với doanh số kỳ vọng đạt 9.554 tỷ đồng.