|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 17/2: Tự doanh gom hơn 760 tỷ đồng trước thềm năm Tân Sửu, tập trung nhóm ngân hàng

09:01 | 17/02/2021
Chia sẻ
Trước thềm năm mới, khối tự doanh mua ròng hơn 760 tỷ đồng, tập trung gom các cổ phiếu ngân hàng như TCB, MBB, VPB, STB. Trong khi đó, khối ngoại tiếp đà bán ròng 520 tỷ đồng, tạo áp lực lên thị trường.

Dòng tiền thông minh tập trung về đâu trong phiên cuối năm Canh Tý?

Thời gian trước Tết, dịch COVID-19 lan rộng tại TP HCM đã kích thích hoạt động bán ra của khối ngoại và khối tự doanh khiến thị trường giảm điểm trước kỳ nghỉ lễ (phiên 8/2). Sau phiên giảm mạnh 8/2, lực cầu bắt đáy đã giúp thị trường hồi phục, hấp thụ hoạt động bán ra từ khối ngoại.

Kết thúc phiên cuối năm Canh Tý, VN-Index tăng 22,18 điểm (1,03%) lên 1.105,36 điểm, HNX-Index tăng 1,4% lên 223,85 điểm, UPCoM-Index tăng 0,73% lên 73,18 điểm.

Mặc dù vẫn còn rủi ro kiểm soát dịch bệnh trong nước, biến động thế giới trong tuần nghỉ Tết nguyên đán, BSC cho rằng thị trường vẫn đang tích lũy tích cực và sẽ còn tăng điểm trong thời gian đầu năm mới.

Về chuyển động dòng tiền, nhóm ngành ghi nhận giá trị giao dịch lớn nhất trong phiên cuối năm Canh Tý (9/2) là ngân hàng (3.068 tỷ đồng), theo sau là bất động sản (2.525 tỷ đồng). Bên cạnh đó, các ngành thu hút trên nghìn tỷ đồng còn có nhóm kim loại và dịch vụ tài chính.

Khối tự doanh gom hơn 760 tỷ đồng trước thềm năm mới

Thống kê giao dịch của khối tự doanh công ty chứng khoán phiên cuối năm Canh Tý (9/2), hoạt động mua vào của khối này đạt 1.013 tỷ đồng, áp đảo so với giá trị bán ra 251 tỷ đồng. Theo đó, khối tự doanh đã rót ròng 761,5 tỷ đồng vào thị trường trong phiên cuối năm.

Dòng tiền thông minh 17/2: Tự doanh gom hơn 760 tỷ đồng trước thềm năm Tân Sửu, tập trung nhóm ngân hàng - Ảnh 1.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Top10 cổ phiếu thu hút dòng vốn tự doanh, mã TCB dẫn đầu với giá trị 77,5 tỷ đồng, theo sau là VNM (75,7 tỷ đồng) và HPG (72,6 tỷ đồng). Bên cạnh đó, khối tự doanh còn mua ròng cổ phiếu MBB (55,4 tỷ đồng), VIC (55,2 tỷ đồng) và VPB (52,7 tỷ đồng).

Cùng chiều, cổ phiếu VHM ghi nhận giá trị mua ròng 47 tỷ đồng, STB (39 tỷ đồng), MWG (30 tỷ đồng) và MSN (29 tỷ đồng).

Top10 mã bị khối này bán ròng, nổi bật có một số cổ phiếu như DXG (23,4 tỷ đồng), REE (13 tỷ đồng), ngoài ra có chứng chỉ quỹ E1VFVN30 (21 tỷ đồng) và FUEVFVND (8,5 tỷ đồng). Bên cạnh đó, các mã cùng chiều bán ròng còn có BFC, HCM, BWE, PHR.

Ngược chiều tự doanh, khối ngoại tiếp đà bán ròng 520 tỷ đồng

Ngược chiều với khối tự doanh, NĐT nước ngoài tiếp đà bán ròng hơn 520 tỷ đồng trên cả hai sàn và thị trường UPCoM.

Trên sàn HOSE, khối ngoại tiếp tục bán ròng 484 tỷ đồng với khối lượng 13,2 triệu đơn vị. Trong đó, cổ phiếu VCB dẫn dầu chiều bán ròng với giá trị 186,4 tỷ đồng. Kế đến, khối này còn xả trên 100 tỷ đồng thêm mã HPG (122,1 tỷ đồng), MBB (87 tỷ đồng), VRE (72,2 tỷ đồng), SSI (48,3 tỷ đồng) và PLX (46,9 tỷ đồng)...

Diễn biến trái chiều, khối này gom cổ phiếu KBC nhiều nhất là 96,4 tỷ đồng. Mặt khác, khối ngoại gom thêm chứng chỉ quỹ E1VNVN30 (48,5 tỷ đồng), MSN (31,6 tỷ đồng) và GMD (31,2 tỷ đồng)...

Giao dịch trên HNX, NĐT nước ngoài bán ròng hơn 16,9 tỷ đồng với khối lượng đạt 1,1 triệu đơn vị. Về giá trị cụ thể, khối ngoại chủ yếu xả mã PVS với giá trị hơn 22 tỷ đồng, theo sau là các cổ phiếu VCS, IDV và IDJ. Trong khi đó, NVB được khối này mua ròng 9,6 tỷ đồng.

Thị trường UPCoM ghi nhận giá trị bán ròng 19,2 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 78.411 cổ phiếu. Ở chiều bán ròng, khối ngoại chủ yếu xả cổ phiếu ACV (19,7 tỷ đồng), kế đến là mã VTP (4,2 tỷ đồng). Trái chiều, dòng vốn ngoại tập trung tìm đến cổ phiếu VEA với giá trị 2,4 tỷ đồng.

Cổ đông lớn PENM IV Germany GmbH đăng ký mua 1 triệu cp AST

Dòng tiền thông minh 17/2: Tự doanh gom hơn 760 tỷ đồng trước thềm năm Tân Sửu, tập trung nhóm ngân hàng - Ảnh 2.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Thống kê đăng ký giao dịch đáng chú ý, lãnh đạo và nội bộ doanh nghiệp muốn mua các mã VNM, AST, EVG nhưng không có thông tin giao dịch bán ra nào.

Thu Thảo

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng khẳng định sẽ không buông bỏ VinFast và tiếp tục hỗ trợ 1 tỷ USD
Theo quan điểm của Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, VinFast là dự án làm vì trách nhiệm xã hội, muốn đóng góp cho đất nước một thương hiệu, top đầu về xe trên thế giới.