|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 12/7: NĐT cá nhân bán ròng trở lại phiên thị trường đổ dốc, tập trung xả nhóm thép

08:10 | 12/07/2021
Chia sẻ
Trong phiên thị trường lao dốc (9/7), NĐT cá nhân chuyển vị thế, cùng khối tự doanh và các tổ chức trong nước đồng loạt rút vốn khỏi thị trường; ngược lại khối ngoại là bên duy nhất mua ròng.

Xu hướng giảm ngắn hạn được thiết lập khi VN-Index nhanh chóng để mất mốc 1.400 vào đầu tuần và tiếp tục trượt xuống dưới ngưỡng 1.350 trong phiên thứ Sáu. VN-Index giảm mạnh 5.15% so với tuần trước đó với chỉ 1/19 ngành tăng điểm và 44 cổ phiếu tăng so với 344 cổ phiếu giảm.

Cụ thể, VN-Index giảm 2% trong phiên cuối tuần, đóng cửa ở mức 1.347,14 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE đạt 24.888 tỷ đồng trong khi giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 29.245  tỷ đồng, tăng 21,1% so với phiên liền trước.

Tỷ trọng phân bổ dòng tiền vào nhóm ngân hàng, thép, bán lẻ tiếp tục tăng, trong khi nhóm tăng điểm duy nhất thuộc về ngành bán lẻ.

Tự doanh và tổ chức trong nước lần lượt rút ròng 42 tỷ và 376 tỷ khỏi thị trường

Trong các bên giao dịch trên thị trường, khối tự doanh bán ròng 42 tỷ đồng, trong đó bán ròng 46 tỷ đồng qua khớp lệnh.

Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày 9/7 gồm HPG, E1VFVN30, FUEVFVND, DBC, BWE, DIG, PLX GEX, PVD, SMC. Ngược lại, khối này chủ yếu bán ròng các cổ phiếu nhóm VN30. Top10 mã bị rút ròng trong phiên có TCB, CTG, MSN, VRE, VHM, STB, VPB, VNM, MWG và DGC.

Dòng tiền thông minh 12/7: NĐT cá nhân bán ròng trở lại phiên thị trường đổ dốc, tập trung xả nhóm thép - Ảnh 1.

(Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Về phía NĐT tổ chức trong nước, tương tự khối tự doanh, hoạt động bán ra của khối này cũng áp đảo do đó ghi nhận giá trị rút ròng 376 tỷ đồng.

Nếu tính tính riêng khớp lệnh thì NĐT tổ chức trong nước bán ròng 163 tỷ đồng, chủ yếu xả nhóm ngân hàng trong khi mua ròng 8/18 ngành, mức mua ròng rất hạn chế dưới 30 tỷ đồng.

Theo đó, Top mua ròng có VHM, HSG, MBB, SSB, REE, DGC, KCB, PLX, E1VFVN30, NLG. Trong khi đó, Top bán ròng của các tổ chức trong nước có STB, CTG, NVL, VRE, HPG, GVR, CII, FUEVFV, FPT, HCM.

NĐT cá nhân bán ròng trở lại phiên thị trường điều chỉnh

Ghi nhận giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường, nhóm này chuyển bán ròng 372 tỷ đồng, trong đó bán ròng khớp lệnh là 592 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 9/18 ngành, tập trung nhóm bất động sản. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung vào NVL, CTG, STB, VRE, VPB, TCB, MSN, FIT, PDR, FRT.

Ở chiều ngược lại, họ bán ròng 9/18 ngành còn lại, chủ yếu là ngành ngân hàng, tài nguyên cơ bản. Các mã ở chiều bán ròng có MBB, HPG, VHM, KDH, GEX, HSG, DXG, BID, NLG, DGC.

Top mua bán ròng của nhà đầu tư cá nhân chủ yếu là đối ứng với nước ngoài. Tuy nhiên họ cũng mua bán đối ứng với tổ chức trong nước và tự doanh.

Khối ngoại chuyển mua ròng, quay lại gom cổ phiếu tài nguyên cơ bản và ngân hàng

NĐT nước ngoài là bên mua ròng duy nhất trong phiên cuối tuần với giá trị 796 tỷ. Tính riêng giao dịch khớp lệnh thì khối ngoại mua ròng 802 tỷ đồng.

Lực mua ròng khớp lệnh của khối ngoại tiếp tục tập trung vào nhóm ngân hàng, tài nguyên cơ bản. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã MBB, HPG, VHM, KDH, STB, GEX, CTG, BID, DXG, HSG.

Tại phía bán ròng khớp lệnh, họ bán nhiều nhất nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính. Top bán ròng theo thứ tự các mã NVL, E1VFVN, VPB, MSB, FUEVFV, FIT, FRT, VRE, PNJ, PDR.

Như vậy nước ngoài đã chuyển vị thế từ bán ròng sang mua ròng nhóm tài nguyên cơ bản và ngân hàng. Điều này có được là nhờ vị thế mua ròng HPG, CTG, VCB thay vì bán ròng trước đó.

Thu Thảo