Dòng tiền thông minh 1/4: Tự doanh đảo chiều bán ròng nhẹ trước đà thoái vốn trăm tỉ từ khối ngoại, tập trung áp lực lên mã MWG
VN-Index giữ được sắc xanh nhờ các cổ phiếu bluechips, dòng tiền tập trung tại nhóm tài chính - ngân hàng
Trong phiên sáng, VN-Index bật tăng mạnh nhờ hàng loạt các mã cổ phiếu trụ cột thị trường ghi nhận nhịp hồi phục khả quan như VIC, VCB, VHM, GAS, BID. Đến phiên chiều, trước thông tin về Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, áp lực bán dâng cao và nhanh chóng kéo chỉ số xuống dưới mốc tham chiếu.
Phần lớn thời gian còn lại, VN-Index vận động giằng co và kết phiên chỉ tăng nhẹ 0,04% khi nhóm ngành Ngân hàng có diễn biến phân hoá mạnh. VN-Index đóng cửa tăng 0,27 điểm (0,04%) xuống 662,53 điểm; HNX-Index giảm 0,69% xuống 92,64 điểm; UPCoM-Index tăng 0,23% lên 47,74 điểm.
Thanh khoản thị trường phiên hôm nay vẫn duy trì ở mức thấp với khối lượng giao dịch đạt 328,1 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 4.339 tỉ đồng. Sự phân hóa diễn ra tại nhiều nhóm ngành như ngân hàng, hàng không, dầu khí, khu công nghiệp.
Với biên độ dao động rộng và lực bán ròng trở lại của khối ngoại, rủi ro của thị trường vẫn hiện diện. Trong phiên hôm nay, nhà cung cấp chỉ số FTSE cũng sẽ công bố xếp hạng thị trường định kỳ. Điều này dự kiến cũng có tác động nhất định tới tâm lý nhà đầu tư.
Khối tự doanh đảo chiều bán ròng nhẹ phiên cuối tháng 3, tập trung cổ phiếu MWG
Thống kê giao dịch phiên cuối tháng 3, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán đảo chiều bán ròng nhẹ. Theo đó, tâm điểm bán ra của khối này là cổ phiếu MWG với giá trị dẫn đầu phía bán ra đạt 64,44 tỉ đồng.
Cùng chiều, khối tự doanh còn tạo áp lực bán lên chứng chỉ quĩ E1VFVN30 (15,7 tỉ đồng). Cổ phiếu HPG và FPT theo sau với giá trị bán tương ứng 3,17 tỉ đồng và 3,16 tỉ đồng.
Diễn biến trái chiều, cổ phiếu HPG dẫn đầu chiều mua vào trong phiên hôm qua với giá trị 8,5 tỉ đồng. Bên cạnh đó, khối tự doanh cũng mua cổ phiếu MWG (8,3 tỉ đồng), chứng chỉ quĩ E1VFVN30 (8 tỉ đồng), cổ phiếu FPT (6,97 tỉ đồng). Ngoài ra, dòng vốn tự doanh còn tìm đến mã NBB (4,9 tỉ đồng).
Hoạt động bán ròng của khối ngoại diễn ra trên cả ba sàn với tổng giá trị 415 tỉ đồng
Trên sàn HOSE, khối ngoại bán ròng 394 tỉ đồng với khối lượng 1,52 triệu đơn vị. Cổ phiếu chịu áp lực bán ròng mạnh nhất là MSN với giá trị 125,61 tỉ đồng. Theo sau, NĐT nước ngoài bán ròng cổ phiếu VIC (72,5 tỉ đồng), VNM (35,21 tỉ đồng) và HPG (27,53 tỉ đồng).
Hai mã STB và VRE theo sau với gía trị bán ròng lần lượt 20,96 tỉ đồng và 20,4 tỉ đồng. Cùng chiều, khối ngoại còn xả cổ phiếu VPB (13,7 tỉ đồng), PVD (13,15 tỉ đồng), HVN (12,15 tỉ đồng) và VPI (11,85 tỉ đồng).
Trong khi đó, NĐT nước ngoại chủ yếu rót vốn vào chứng chỉ quĩ E1VFVN30 (6,32 tỉ đồng).Cùng với đó, khối ngoại gom mã VCB (5,04 tỉ đồng), theo sau là POW, PLX, GAB, DHC...
Sàn HNX ghi nhận giá trị bán ròng 14,5 tỉ đồng và bán ròng khối lượng 1,44 triệu cổ phiếu. Tại phía bán ròng, khối ngoại xả cổ phiếu PVS với giá trị 15 tỉ đồng, kế đến là cổ phiếu VHL, NTP và SHS. Ngược lại, khối ngoại gom cổ phiếu VCS (1,2 tỉ đồng), mặt khác có TIG, SHB và PVC.
Giao dịch tại UPCoM, NĐT nước ngoài bán ròng gần 7 tỉ đồng với khối lượng 853.979 đơn vị. Khối ngoại xả cổ phiếu ACV nhiều nhất là 4,7 tỉ đồng. Ngoài ra, dòng vốn ngoại cũng rút ròng khỏi các mã BSR (2,4 tỉ đồng), VEA (1,5 tỉ đồng), LPB (1,3 tỉ đồng) và VIB (1,3 tỉ đồng).
Ở chiều mua vào, khối ngoại tìm đến cổ phiếu QNS và VTP với giá trị mua ròng tương ứng 2,2 tỉ đồng và 1,8 tỉ đồng.
Lãnh đạo và nội bộ doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu nào?
Thống kê thông tin giao dịch trong phiên hôm qua, lãnh đạo và cá nhân có liên quan đăng kí mua vào cổ phiếu HBC, NTL, HVH, KSB, BCG và DBD trong khi không có cổ phiếu nào bị đăng kí bán ra.
Đáng chú ý, ông Đinh Quang Chiến, Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm đăng kí mua 1,2 triệu cp NTL trong thời gian từ 3/4 đến 1/5 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
Nếu giao dịch thành công, cổ đông lớn Đinh Quang Chiến sẽ nâng tỉ lệ sở hữu tại Nhà Từ Liêm từ 12,33% lên 14,37% vốn điều lệ.