Đông Nam Á: Điểm nóng của nền kinh tế Internet di động
Việt Nam trong hệ sinh thái kinh tế internet ở Đông Nam Á | |
Kinh tế Internet Đông Nam Á sẽ vượt 240 tỷ USD vào năm 2025 |
Nikkei đưa tin một số quốc gia Đông Nam Á có tỉ lệ người dân sử dụng smartphone (điện thoại thông minh) để thực hiện giao dịch ngân hàng, mua sắm và gọi xe cao hơn so với Trung Quốc. Khu vực Đông Nam Á đang vượt qua Trung Quốc trong việc phát triển nền kinh tế Internet di động.
Dịch vụ ngân hàng điện tử ở Thái Lan
Theo Báo cáo kỹ thuật số toàn cầu 2019 do nền tảng quản lý phương tiện truyền thông Hootsuite và We are Social thực hiện, Thái Lan dẫn đầu về tỉ lệ tiếp cận Internet banking (ngân hàng di động), trong khi đó Singapore là “trái tim” của dịch vụ đặt xe. Đối với hai lĩnh vực này, Trung Quốc thậm chí chưa lọt vào top 5.
Tỉ lệ người dùng Internet truy cập dịch vụ ngân hàng điện tử bằng smartphone. Nguồn: Hootsute, We are Social. |
Xu hướng ấy khiến dòng tiền đầu tư liên tục đổ vào các startup ở Đông Nam Á. Những khoản đầu tư đang thúc đẩy cuộc cách mạng kỹ thuật số khiến khu vực Đông Nam Á trở thành một trong những khu vực tăng trưởng mạnh nhất thế giới, trong khi Trung Quốc đang vật lộn với sự đình trệ.
Ở Thái Lan, 74% giao dịch ngân hàng điện tử diễn ra trên thiết bị di động. Tỷ lệ này của “thiên đường du lịch” vượt xa tỉ lệ toàn cầu là 41%, cao hơn mức 61% của Trung Quốc.
Chuyển khoản ngân hàng vẫn là cách thức phổ biến nhất để thanh toán điện tử và giữa các cá nhân tại Thái Lan, nơi một lượng lớn người dân không có thẻ tín dụng. Môi trường tài chính như thế đã tạo điều kiện để ngân hàng di động phát triển.
Indonesia dẫn đầu về tỉ lệ tiếp cận thương mại điện tử bằng smartphone
Trung Quốc có thể là nơi sinh ra những công ty Internet khổng lồ như Alibaba, nhưng Indonesia mới là nước có tỉ lệ tiếp cận thương mại điện tử bằng smartphone cao nhất, một báo cáo mới khẳng định.
Indonesia, quê hương của “kỳ lân” thương mại điện tử Tokopedia và Bikalapak, đứng đầu thế giới về sử dụng thương mại điện tử qua smartphone. Trong tháng vừa qua, 76% người dùng internet tại Indonesia đã mua sắm trực tuyến bằng thiết bị di động. Tỷ lệ này trên toàn cầu là 55%, còn ở Trung Quốc là 74%.
Nhân khẩu học của Indonesia rất phù hợp với thương mại điện tử di động. Khoảng 60% trong số 260 triệu người Indonesia dưới 40 tuổi, với tỉ lệ người tiếp cận thiết bị di động là 70%.
Tỉ lệ người dùng Internet truy cập mua sắm trực tuyến bằng smartphone trong tháng qua. Nguồn: Hootsuite, We are Social. |
Singapore đứng đầu về tỉ lệ người sử dụng ứng dụng gọi xe
Bên cạnh đó, tỉ lệ truy cập ứng dụng gọi xe của các nước Đông Nam Á đứng đầu trên thế giới. Singapore - quê hương của Grab - xếp vị trí đầu tiên, với 52% người dùng Internet sử dụng ứng dụng gọi xe ít nhất một lần trong tháng. Indonesia chiếm vị trí thứ hai (51%) và Malaysia đứng thứ ba (48%). Tỉ lệ này trên toàn cầu là 30% và ở Trung Quốc là 35%.
Singapore dẫn đầu về tỉ lệ người dùng Internet sử dụng ứng dụng gọi xe tối thiểu một lần hàng tháng. Nguồn: Hoosuite, We are Social. |
Dòng vốn đổ mạnh vào "điểm trũng" Đông Nam Á
Báo cáo kỹ thuật số cũng nhấn mạnh rằng người dân Đông Nam Á dành nhiều thời gian hơn những người dân khu vực khác trong sử dụng Internet bằng điện thoại. Người Thái Lan dành nhiều thời gian nhất để dùng điện thoại truy cập các website giải trí - khoảng 5 tiếng 13 phút mỗi ngày. Phiippines đứng ở vị trí thứ hai với 4 tiếng 58 phút, Indonesia đứng thứ ba với 4 giờ 35 phút.
Vì vậy, các nhà đầu tư toàn cầu đã đua nhau rót tiền vào các dự án kỹ thuật số của khu vực Đông Nam Á trong thời gian qua. 5 năm trước đó, tỉ lệ người dân tiếp cận Internet của Đông Nam Á chỉ đạt khoảng 25%. Hiện tại, tỉ lệ tăng lên 63%, tức 415 triệu người trong khu vực đã truy cập Internet. Tuy nhiên, con số đó vẫn thấp hơn so với Mỹ và Châu Âu, với tỉ lệ 90%.
Theo báo cáo của Google-Temasek, "đối với hầu hết người Đông Nam Á, điện thoại thông minh chính là phương tiện chính để tìm thông tin, truy cập mạng xã hội, sử dụng ứng dụng nhắn tin và giải trí âm nhạc và video. Điện thoại thông minh cũng cho phép mọi người truy cập vào bản đồ, tin tức, ứng dụng cá nhân như email và bảng tính và dịch vụ vận chuyển, góp phần cải thiện kế sinh nhai của phần lớn người không truy cập internet thông qua máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay”.
Còn nhiều dư địa để phát triển, các dịch vụ ứng dụng di động của Đông Nam Á có thể tiếp tục thu hút dòng vốn khổng lồ trong thời gian tới.
Xem thêm |