|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Đôi khi, thao túng thị trường cũng… hợp pháp

13:45 | 07/06/2018
Chia sẻ
Tại Mỹ, sau một đợt IPO (chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu), các ngân hàng có thể mua cổ phiếu để đẩy giá lên một cách hợp pháp. Tuy nhiên, trong những trường hợp khác thì có lẽ không được.
doi khi thao tung thi truong cung hop phap

Không ai biết rõ thao túng thị trường là gì, nhưng nói chung, nếu bạn mua cổ phiếu với chủ đích rõ ràng và duy nhất là để giữ giá cổ phiếu tăng thì điều đó cũng có thể là thao túng. Vì thế, chẳng ai làm thế cả hoặc ít nhất, nếu họ làm vậy thì họ cũng nói là họ đang thực hiện điều gì khác chứ không hề có chủ đích đó.

Tuy nhiên, tại Mỹ, có một trường hợp ngoại lệ được phép làm như thế, trong đó một công ty thực hiện IPO, thì những công ty bảo lãnh sẽ đồng ý làm “ổn định hóa” giá cổ phiếu: Nếu cổ phiếu trông có vẻ sắp giảm xuống dưới giá IPO trong cùng ngày hoặc sau khi bắt đầu giao dịch thì các nhà bảo lãnh sẽ nhảy vào và mua cổ phiếu để đẩy giá lên. (Điều này cũng phổ biến trong các đợt IPO cũng như các đợt chào bán sau đó).

“Các nhà bảo lãnh có thể đấu giá và mua cổ phần thường loại A (Class A common stock) trên thị trường mở để ổn định hóa giá của cổ phần thường loại A đó”, một bản cáo bạch IPO có thể có đoạn này. “Những hoạt động này có thể nâng hoặc duy trì mức giá thị trường của cổ phần thường loại A ở trên mức thị trường độc lập hoặc ngăn chặn hoặc làm chậm đà giảm giá của cổ phần thường loại A”. Chúng là các giao dịch thao túng giá với mục tiêu duy nhất là giữ giá cổ phiếu, công ty và công ty bảo lãnh có thể nói thế. Điều này hoàn toàn hợp pháp vì không phải thao túng, nhưng nó có thể không hợp pháp. Nó hợp pháp bởi vì các quy định của Mỹ về chào bán cổ phiếu công khai cho phép xảy ra thao túng ở mức độ này, vì các nhà điều hành cũng có cùng quan điểm với các nhà bảo lãnh rằng “ổn định hóa” giá của một cổ phiếu mới chào bán là một ý tưởng hợp lý.

Ngoài ra, các nhà bảo lãnh còn có thể lập nhóm và thống nhất về cách thức giao dịch (thông thường, chỉ một ngân hàng thực hiện quá trình ổn định hóa cổ phiếu, dựa trên danh nghĩa của các ngân hàng khác). Ban đầu, chuyện này sẽ làm nảy sinh vấn đề nếu các trader lớn phối hợp giao dịch một cổ phiếu. Tuy nhiên, trong quá trình ổn định hóa đợt IPO, thì nó không có vấn đề gì cả, vì luật cho phép. (hoặc ít nhất thì các tòa án đã quyết định rằng luật cho phép điều đó). Theo luật, họ có thể làm thế.

Dù gì đi nữa, điều này có vẻ hơi kỳ lạ:

Các công tố viên Australia đã buộc tội hình sự các cựu lãnh đạo của Citigroup và Deutsche Bank AG. Bi đát nhất là nó diễn ra ở một quốc gia vốn dựa vào các ngân hàng để truy ra các hành vi sai trái.

Trường hợp trên đánh trọng tâm vào các động thái của Citigroup và Deutsche Bank AG sau một đợt bán cổ phiếu trị giá 2.5 tỷ AUD (tương đương 1.9 tỷ USD) của Australia & New Zealand Banking Group trong năm 2015, và nhấn tới đợt chào bán 80.8 triệu cổ phiếu cho tổ chức của Ngân hàng ANZ và cách thức các nhà bảo lãnh (Citigroup và Deutsche Bank) phải mua vào thêm 25.5 triệu cổ phiếu để hỗ trợ cho đợt bán cổ phiếu này. Bên bảo lãnh thứ ba là JPMorgan Chase thì không bị buộc tội và từ chối bình luận về vấn đề trên.

Australian Financial Review ghi nhận trong ngày thứ Hai (04/06), một cuộc gọi họp bằng video được cho là cho thấy ANZ và các ngân hàng đầu tư thương lượng về cách thức sử dụng lượng cổ phiếu không bán được trong đợt chào bán cho tổ chức để tối thiểu hóa nguy cơ giảm giá của cổ phiếu ANZ.

Theo nghĩa thuần túy nhất, khi một nhóm ngân hàng gọi nhau để bàn luận về cách thức phối hợp giao dịch một cổ phiếu để giữ giá hoặc đẩy giá lên, điều này nghe có vẻ xấu xa. Thế nhưng, khi họ làm cho một vụ bảo lãnh thì có lẽ việc này… cũng ổn? Cho dù điều này là ổn dựa trên những gì họ làm và dựa trên những gì quy định thể hiện. Các ngân hàng này cho biết quy định có gì đó chưa rõ ràng:

Đây là một khía cạnh nghiêng nhiều về mặt kỹ thuật và nếu Ủy ban Người tiêu dùng và Cạnh tranh Australia (ACCC) tin rằng là có vấn đề cần giải quyết thì những vấn đề đó nên được làm rõ bằng luật hoặc quy định hoặc quy trình tham vấn”, Citigroup cho biết trong một tuyên bố.

Tuyên bố của Citigroup nói rõ:

Nhóm bảo lãnh tồn tại để cung cấp khả năng chấp nhận rủi ro và để bảo lãnh cho những đợt huy động vốn lớn, và đã hoạt động rất thành công ở Australia theo cách thức này trong nhiều thập kỷ. Trong giao dịch bị nghi vấn trên, ANZ đã huy động vốn bằng cổ phiếu thông qua hợp đồng bão lãnh với một nhóm ngân hàng, trong đó có Citigroup. Citigroup và các nhân viên hành động với sự thống nhất và không có ý định xấu nào trong việc thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng bão lãnh này. Như yêu cầu của Quy định Toàn vẹn Thị trường (MTR), Citigroup cũng tham gia vào thị trường vốn có trật tự để đảm bảo sẽ đạt được các kết quả mà phía ANZ và các cổ đông đòi hỏi.

Tác giả bài viết Matt Levine nói: “Tôi không biết chính xác là các ngân hàng này bị buộc tội vì làm điều gì, cũng không biết được chính xác quy định của Australia nói gì, nên tôi cũng chẳng biết trường hợp này sẽ diễn biến ra sao. Tuy nhiên, bạn có thể nhận thấy vấn đề. Các ngân hàng và cả thị trường vốn nói chung đều sử dụng một bộ quy tắc nhất định áp dụng cho các tình huống bình thường, và một bộ nguyên tắc khác áp dụng cho trường hợp huy động vốn có bảo lãnh. Những người không dành thời gian để suy nghĩ về những đợt huy động vốn có bảo lãnh và những người phát hiện ra các tiêu chuẩn áp dụng trong trường hợp này thường cảm thấy những tiêu chuẩn này có gì đó đáng lo ngại”.

* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Matt Levine trên Bloomberg Option

Xem thêm

Vũ Hạo