|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Doanh nhân hốt bạc nhờ mạng 5G, minh chứng về một công ty 'zombie' vẫn có thể tồn tại

19:19 | 24/09/2019
Chia sẻ
Theo suy nghĩ của nhiều người, nhờ mạng lưới 5G, dữ liệu di động sẽ có tốc độ truyền tải nhanh hơn, có thể nhanh hơn gấp 100 lần so với mức độ hiện nay. Còn với ông Kim Duk-yong, công nghệ 5G đã giúp ông đổi đời, Bloomberg đưa tin.

Trong bối cảnh Hàn Quốc đi đầu về việc triển khai dịch vụ 5G trên toàn quốc trong tháng 4 năm nay, KMW, công ty cung ứng thiết bị viễn thông có sử dụng trong mạng lưới 5G và do ông Kim kiểm soát, bỗng hưởng lợi rất nhiều. 

Giá cổ phiếu KMW tăng gấp 7 lần trong năm nay và nhờ đó, giá trị vốn hóa tăng mạnh lên 2,6 tỉ USD. Và trong ngày thứ Ba (24/9), cổ phiếu này tăng thêm 3,6%.

Lẽ đương nhiên, tài sản của ông Kim – sở hữu 36% cổ phần của KMW cùng với những thành viên trong gia đình – cũng tăng lên 900 triệu USD, dựa trên kết quả ước tính từ Bloomberg, trong đó có loại trừ lượng cổ phiếu được dùng để thế chấp vay nợ. 

Ông là một trong những kẻ chiến thắng đầu tiên từ làn sóng chuyển dịch sang mạng lưới 5G.

Tình hình tích cực hiện tại của công ty khá tương phản so với vài năm trước, thời điểm Công ty này thua lỗ triền miên. Trong lúc Hàn Quốc đẩy mạnh triển khai mạng lưới 5G, doanh số của KMW tăng hơn gấp đôi trong 6 tháng đầu năm 2019.

Ông Kim (62 tuổi) từ chối nhận định về bài báo này. Hồi tháng 8/2019, ông nói với giới truyền thông địa phương rằng một số người đã bắt đầu viết báo về công ty của ông.

Nhà sáng lập KMW chia sẻ: "Chúng tôi từng là công ty zombie trong mắt của các ngân hàng. Rồi tình hình đã đổi khác khi Hàn Quốc triển khai mạng lưới 5G".

71053761_726121501236469_2181061332952940544_n

(Minh Tuấn việt hóa)

Lúc đó, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc You Young-min đã đến thăm công ty KMW ở Hwaseong, một thành phố nằm ở phía nam Seoul, trong tháng 8/2019 – vốn nằm trong quá trình kiểm tra các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) sau khi Hàn Quốc bắt đầu triển khai dịch vụ 5G. 

Ông Kim có chia sẻ với Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ rằng nhu cầu về các sản phẩm của KMW đã tăng mạnh. Thật vậy, doanh thu của KMW tăng 113% trong nửa đầu năm 2019 so với cùng kì năm trước.

KMW sản xuất các thành phần của tần số vô tuyến cho các trạm cơ sở. Những khách hàng chính của công ty bao gồm những nhà cung cấp cơ sở hạ tầng 5G như Samsung Electronics và Nokia Oyj. 

Người phát ngôn của KMW cho biết việc Công ty có thể sản xuất bộ lọc số lượng lớn với mức chi phí thấp hơn đã giúp KMW lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Bộ lọc là một thành phần quan trọng được sử dụng trong mạng lưới 5G.

Kể từ tháng 4/2019, Hàn Quốc chứng kiến sự tăng trưởng đến mức bùng nổ của dịch vụ 5G khi số lượng người đăng ký dịch vụ vượt ngưỡng 2,5 triệu và hơn 89,000 trạm cơ sở được lắp đặt vào tháng 8/2019.

Triển vọng tăng trưởng từ Trung Quốc

KMW vẫn còn có thể phát triển bên ngoài Hàn Quốc, theo quan điểm của các chuyên gia phân tích. Chẳng hạn như tại thị trường Trung Quốc, Chính phủ nước này đã cấp giấy phép 5G cho các nhà mạng viễn thông trong tháng 6/2019. Trong đó, KMW cung cấp sản phẩm cho ZTE, đối thủ cạnh tranh với ông lớn viễn thông Huawei Technologies Co.

"Khoản tiền chi cho việc phát triển mạng lưới 5G của ba nhà mạng viễn thông lớn của Trung Quốc lớn hơn nhiều so với Hàn Quốc", Kim Hong-sik, chuyên gia phân tích tại Hana Financial Investment có trụ sở ở Seoul, chia sẻ. 

Ông nói thêm: "KMW cung ứng sản phẩm cho công ty lớn nhất là China Mobile thông qua ZTE. Trong lúc Trung Quốc dọn đường cho việc triển khai mạng lưới 5G, xuất khẩu sang Trung Quốc của KMW có thể tăng mạnh".

Chưa hết, Công ty này cũng sản xuất đèn LED, chiếm 10% doanh thu của KMW, dựa trên số liệu từ báo cáo thường niên năm 2018. Trong năm 2015, New York Yankees đã chọn KMW để lắp đèn tại sân vận động của họ.

Giá cổ phiếu KMW ngày càng tăng đã góp phần thúc đẩy giá trị vốn hóa. Hiện giá cổ phiếu KMW đang giao dịch cao gấp 18 lần so với giá trị sổ sách. Tuy nhiên, rủi ro tác động tới công ty vẫn còn, đó là tình hình triển khai mạng 5G ở Trung Quốc, có nguy cơ là Trung Quốc sẽ hoãn triển khai 5G do lượng tiêu thụ giảm tốc, Wangjin Lee, Chuyên viên phân tích tại Ebest Investment & Securities, cho biết.

Nhà băng lo ngại

Lúc đầu, ông Kim nào có muốn trở thành nhà khởi nghiệp. Vốn là một sinh viên chuyên ngành kỹ sư điện ở Seoul, ông muốn theo hướng nghiên cứu học thuật. Tuy nhiên, ông không được nhà trường giữ lại và ông phải đi tìm việc. 

Ông từng làm việc ở công ty liên doanh của Samsung với Hewlett Packard và nhiều công ty khác. Rồi sau đó, ông chính thức thành lập KMW trong năm 1991. Lúc đó, vì không đủ tiền nên ông đã phải bán căn hộ của mình để lấy vốn thành lập công ty và chỉ có đủ khả năng để thuê một nhân viên.

Những năm trước đó, KMW thua lỗ triền miên khi các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc nhảy vào thị trường và cung cấp sản phẩm có mức giá rẻ hơn. Bởi lẽ đó, các ngân hàng cảm thấy do dự trong các giao dịch với KMW, ông Kim chia sẻ trong cuộc phỏng vấn vào tháng 5/2019.

"Tôi từng bị các ngân hàng lấy mất cây dù khi trời mưa", ông Kim nhớ lại. "Tôi đã làm hết mình để minh chứng cho một điều: Một công ty zombie (xác sống - PV) vẫn có thể tồn tại".


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Minh Tuấn

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.