Doanh nhân gốc Việt thành danh với đậu phụ trên đất Mỹ
Doanh nhân gốc Việt tâm huyết vì cộng đồng tại Ba Lan |
Hodo là thương hiệu của Thái Minh (tên tiếng anh là Minh Tsai) - một doanh nhân gốc Việt. Công ty cung cấp các sản phẩm hữu cơ đạt tiêu chuẩn hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Mỹ. Sản phẩm không biến đổi gen, thuần chay, không chứa gluten, cung cấp nguồn protein dồi dào. Theo Bloomberg, đến cuối tháng 8/2018, Hodo đã xuất hiện tại tất cả 450 cửa hàng thuộc siêu thị Whole Foods của Mỹ.
Thái Minh, nhà sáng lập thương hiệu Hodo. |
Câu chuyện về Hodo cũng như nhà sáng lập Thái Minh bắt đầu từ năm 1981, khi anh đặt chân đến Mỹ. Anh đã nhận bằng cử nhân và thạc sỹ của Đại học Columbia, sau đó làm việc trong lĩnh vực tài chính tại JPMorgan Chase & Co. và Charles Schwab trước khi chuyển hướng tập trung sang đậu phụ.
Minh lớn lên ở Việt Nam, từ bé đã gắn liền với món đậu phụ tại các sạp hàng nhỏ ở khu chợ. Tuy nhiên, khi đến Mỹ, anh nhận ra các công ty sản xuất đậu phụ hữu cơ cung cấp các sản phẩm đậu phụ được mô tả là “như một khối cứng, trắng bệch và không có mùi thơm của đậu nành”. Nhận thấy cơ hội từ đây, Minh khởi nghiệp với đậu phụ.
Trong hai năm, Minh bán đậu phụ tự chế biến tại chợ nông sản ở Palo Alto. Anh bỏ công việc tài chính vào năm 2004, gom khoảng 80.000 USD, và thành lập Hodo. Một trong những sản phẩm đầu tiên của Hodo là Yuba, hay da đậu hũ, được làm bằng cách đun sôi sữa đậu nành và vớt lấy lớp máng trên bề mặt.
Năm 2005, Minh tìm được một người đồng hành là John Notz, sau này trở thành giám đốc tài chính của Hodo. John giúp Hodo gọi được vốn để thành lập một nhà máy. Sau đó, các sản phẩm của Hodo đã sớm được bán tại các cửa hàng ở Chợ Bi-Rite. Vào cuối mùa thu năm nay, Hodo sẽ hoàn thành viêc mở rộng quy mô nhà máy, nâng công suất sản xuất lên gần 32.000 kg sản phẩm đậu nành một ngày.
Vào cuối tháng 8, Hodo sẽ xuất hiện tại tất cả 450 chuỗi cửa hàng thuộc siêu thị Whole Foods của Mỹ. Hodo hiện cũng đang trong quá trình làm việc với Tập đoàn bán lẻ Target và đang thử nghiệm các sản phẩm mới trên “roadshows” (biểu diễn lưu động) của Costco Wholesale Corp.
Đậu phụ của Hodo. Ảnh: Caroline Tompkins. |
Kyle Connaughton, đầu bếp và chủ sở hữu của trang trại SingleThread ở Healdsburg, Calif., người chiến thắng trong cuộc thi World’s 50 Best Restaurants’ năm 2018 đã sử dụng sản phẩm Hodo kể từ khi ông mở nhà hàng vào năm 2016. “Họ đã phát triển toàn bộ dòng sản phầm đậu phụ mềm mại, phong cách Kyoto một cách cực kỳ thanh lịch và nhất quán.
Không chỉ sản xuất thực phẩm làm từ đậu phụ, Hodo cũng sẽ hướng tới các sản phẩm làm từ thực vật.
“Chúng tôi cũng đang nghiên cứu và sản xuất các loại đồ ăn nhanh và thức uống được làm từ thực vật”, Minh nói.
“Plant-based” (các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật) đã trở thành cụm từ phổ biến ngày nay. Các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật - được đóng gói với các loại đậu, hạt và rau trở thành loại thực phẩm tượng trưng cho lối sống lành mạnh khi nhiều người tiêu dùng lo ngại về tình trạng sức khỏe của việc ăn quá nhiều thịt và các tác động đến môi trường của nền công nghiệp thực phẩm.
Theo một nghiên cứu của Nielsen năm 2017, hơn một phần ba số người Mỹ - 39% - tự mô tả họ đang theo đuổi một chế độ ăn dựa vào thực vật hơn. Công ty Silicon Valley Impossible Foods Inc. cũng đã tạo ra một loại thịt giả được làm từ đậu nành và thực vật. Công ty đã huy động 400 triệu USD và thu hút được sự quan tâm từ các nhà đầu tư mạo hiểm khu vực vịnh San Francisco.
Xem thêm |