Doanh nghiệp Nhà nước vẫn loay hoay bán vốn cho cổ đông chiến lược
Chỉ 41% doanh nghiệp được |
Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) vừa công bố báo cáo "Nghiên cứu về cổ đông chiến lược trong cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN)". Báo cáo trích ý kiến của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng kết quả bán cổ phần thực thế chưa đạt mục tiêu giảm vốn của Nhà nước và thu hút vốn đầu tư tư nhân.
Cụ thể, Nhà nước vẫn nắm giữ 81% vốn, tỷ lệ tham gia của các nhà đầu tư bên ngoài chỉ đạt 9,5% (so với kế hoạch là 16,7%), nhà đầu tư chiến lược là 7,3% (kế hoạch là 15,8%).
So sánh thực tế và kế hoạch thực hiện CPH doanh nghệp Nhà nước |
Với các doanh nghiệp bán cổ phần lần đầu ra công chúng qua hình thức đấu giá (IPO) năm 2015 chỉ bán được khoảng 36% tổng số lượng cổ phần chào bán.
Mới chỉ 41% doanh nghiệp bán vốn thành công cho cổ đông chiến lược
Nghiên cứu về cổ đông chiến lược trong cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước của CIEM trên 46 Tổng công ty được phê duyệt phương án CPH giai đoạn 2011 – 2016 cho thấy, tổng vốn điều lệ của 46 tổng công ty đạt 171.225 tỷ đồng trong đó Nhà nước nắm giữ 124.835 tỷ đồng, chiếm 73% vốn điều lệ. Trong đó phê duyệt bán cho cổ đông chiến lược 28.369 tỷ đồng, chiếm 16,57% vốn.
Trong số các doanh nghiệp nghiên cứu có 4,4% doanh nghiệp bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược với tỷ lệ cao hơn phương án được phê duyệt, 37% doanh nghiệp bán hết số cổ phần theo phương án, tổng cộng 41,4% bán thành công. Tuy vậy, cũng có 30,4% doanh nghiệp không bán cho nhà đầu tư chiến lược, 19,6% doanh nghiệp không bán được và 8,7% số doanh nghiệp không bán hết số cổ phần được phê duyệt. Trong đó, phần lớn nhà đầu tư nước ngoài mua tỷ lệ cổ phần thấp, cao nhất là 20%.
Chỉ 40% doanh nghiệp bán hết cổ phần kế hoạch cho cổ đông chiến lược (CĐTCL). |
Tỷ lệ sở hữu của CĐCL ảnh hưởng đến khả năng bán vốn
Phần lớn tỷ lệ bán cho nhà đầu tư chiến lược thường nhỏ, CIEM cho biết đây có thể là một nhân tố làm giảm sự quan tâm của các NĐTCL nói chung và NĐTCL nước ngoài nói riêng.
Chỉ có 6/46 số các phương án phê duyệt (chiếm 13%) có tỷ lệ bán cho NĐTCL trên 50%. Có 5/6 doanh nghiệp đó đã bán hết được số cổ phần cho cổ đông chiến lược. Nghiên cứu đưa ra kết luận, tỷ lệ bán vốn càng cao, khả năng bán được vốn cho cổ chiến lược càng cao.
6 doanh nghiệp được phê duyệt bán trên 50% cổ phần |
Đóng góp ý kiến về nghiên cứu của CIEM, ông Hồ Sỹ Hùng - Cục trưởng Cục phát triển doanh nghiệp Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, tỷ lệ sở hữu vốn chính là sợi dây liên kết DNNN và các cổ đông chiến lược. Ngoài ra, tỷ lệ bán vốn cũng sẽ ảnh hưởng đến giá mua đàm phán của cổ đông chiến lược, ông cho rằng tỷ lệ mua cổ phần càng cao, khả năng mua được giá tốt sẽ càng lớn hơn, do đó sẽ kích thích các cổ đông này tham gia.
Báo cáo cũng cho thấy, chỉ 8,7% Tổng công ty bán cổ phần được cho NĐT chiến lược nước ngoài và hầu hết với tỷ lệ thấp.
4 doanh nghiệp bán cổ phần cho NĐTCL nước ngoài |
Công bố quyết định thanh tra cổ phần hóa Hãng Phim truyện Việt Nam
Tại buổi công bố, Phó Tổng Thanh tra Đặng Công Huẩn cho biết đây là cuộc thanh tra đột xuất do Thủ tướng Chính phủ ... |