|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Doanh nghiệp lo lắng giá tiêu có thể dễ bị thao túng nếu đưa lên sàn giao dịch

10:15 | 23/08/2024
Chia sẻ
Các doanh nghiệp cho rằng nếu đưa tiêu lên sàn giao dịch, mặt hàng này sẽ dễ bị thao lúng bởi các quỹ tài chính do sản lượng vẫn còn thấp so với các mặt hàng khác, ví dụ như cà phê.

Bộ Công Thương hiện đang lấy ý kiến góp ý của các doanh nghiệp về việc thành lập Sàn giao dịch Hàng hoá vàhồ tiêu cũng sẽ là một trong những mặt hàng được giao dịch,bà Hoàng Thị Liên - Chủ tịchHiệp hội Tiêu và Cây Gia vị (VPSA) cho hay.

Đây không phải là ý tưởng mới, trước đó đề xuấtthành lập sàn giao dịch hồ tiêu cũng đượcHiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (tiền thân của VPSA) đưa ra cách đây 8 năm (tháng 5/2016). Hiệp hội cho rằng hồ tiêu của Việt Nam đã chiếm trên 50% sản lượng thương mại của thế giới trong nhiều năm và việc thành lập sàn giao dịch sẽ giúp ngành có thêm sức mạnh phát triển thị trường, chi phối thương mại hồ tiêu toàn cầu.

VPA nói thêm tiêu là mặt hàng có thể bảo quản trong kho từ 2-3 năm nên nông dân biết cách giữ hàng chờ thời điểm được giá mới bán, điều chưa từng xảy ra ở các mặt hàng nông sản khác. Thế nhưng, tâm lý này khiến cho thị trường tiêu không ổn định. Đó cũng là một trong những lý do chính để VPA xây dựng ý tưởng thành lập sàn giao dịch hồ tiêu, theo Tạp chí Tài chính.

Trong dự thảo lần này của Bộ Công Thương, một trong những nguyên tắc chung khi xây dựng Sàn Giao dịch Hàng hoá là tăng cường tính minh bạch, công bằng và bình đẳng. Các hành vi gian lận, thao túng thị trường, giao dịch nội gián, lạm dụng vị trí độc quyền, vị trí thống lĩnh thị trường gây tác động tiêu cực đến thị trường liên quan đều bị cấm hoặc xử lý với mức chế tài vi phạm hành chính cao nhất.

Các hệ thống và quy tắc tổ chức vận hành và tham gia thị trường hàng hóa tương lai phải được các chủ thể thiết lập và hoàn thiện để kiểm soát, giảm thiểu và xử lý rủi ro trên thị trường, nhằm hạn chế đầu cơ quá mức và ngăn chặn rủi ro hệ thống theo quy định của pháp luật.

Lo ngại giá tiêu dễ bị thao túng khi giao dịch trên sàn

Một số doanh nghiệp cho rằng việc đưa hồ tiêu lên sàn giao dịch cần phải cẩn trọng vì có nhiều yếu tố rủi ro, trong đó có tính đầu cơ, tác động xấu đến tính ổn định của thị trường. 

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Đức Huy, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV XNK 2-9 Đắk Lắk (Simexco Đắk Lắk), một trong những doanh nghiệp xuất khẩu tiêu lớn của Việt Nam, cho rằng nên rất cẩn trọng khi đưa mặt hàng tiêu giao dịch trên sàn bởi rủi ro đầu cơ sẽ còn tăng lên rất nhiều.

 Ông Lê Đức Huy, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV XNK 2-9 Đắk Lắk (Ảnh: H.Mĩ)

Ông lấy ví dụ từ cà phê - mặt hàng đang được giao dịch trên các sàn thế giới, hiện cũng đang bị chi phối bởi các quỹ đầu cơ, quỹ tài chính mặc dù sản lượng rất lớn. Trong khi đó, sản lượng hồ tiêu không nhiều, nêu càng dễ bị điều phối. Nếu có sự can thiệp bởi các quỹ đầu cơ lớn thì giá sẽ biến động không theo cung - cầu của thị trường hàng thực và giá sẽ biến động rất mạnh.

"Cà phê là ví dụ, nhiều lúc giá 30.000 -31.000 đồng/kg kéo dài 2 - 3 năm ngay cả khi  sản lượng cà phê giảm nhưng vẫn không lên được. Do đó, làm sàn hồ tiêu hết sức cẩn thận. Nếu bị can thiệp bởi các quỹ tài chính thì lợi bất cập hại", ông Huy cho biết. 

Theo VPSA, sản lượng hồ tiêu Việt Nam năm 2024 dự kiến đạt khoảng 170.000 tấn. Trong khi đó, với cà phê, theo Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam, sản lượng niên vụ 2023 - 2024 là khoảng 1,5 triệu tấn, cao gấp nhiều lần so với hồ tiêu.

Tương tự ở quy mô thế giới, sản lượng hồ tiêu khoảng 465.000 tấn trong khi cà phê khoảng 10,2 triệu tấn. 

Cùng chung nỗi lo này, chia sẻ tại hội nghị của VPSA, ông Hồ Trí Nhuận, Giám đốc Công ty Gohan, cho biết với tình hình thị trường hồ tiêu như hiện nay việc thiếu vắng sàn giao dịch là điều tốt hơn là có sàn. 

Nếu không có sàn giao dịch hàng hoá, người nông dân, thương lái và doanh nghiệp xuất khẩu có thể quyết định được giá mua - bán được. Còn nếu có sàn thì các “thể lực tài chính” có thể đẩy các doanh nghiệp vào thế “cực kỳ khó” vì tính đầu cơ của các quỹ rất lớn. 

"Hồ tiêu hiện tại mua bán đơn thuần hàng thực. Chỉ có đầu cơ nội địa trong vài tháng đã gây ra sự lũng đoạn, gây ra thiệt hại, huống chi là “hàng giấy”. Điều này gây ra hậu quả cực kỳ lớn", ông Nhuận cho biết. 

Giá tiêu thị trường nội địa tăng mạnh trong năm nay. Tính đến ngày 23/8, giá tiêu giao dịch quanh mức 143.000 đồng/kg, tăng gần gấp hai lần so với hồi đầu năm.

 

Ông Lâm Hoàng Quốc Khôi - Chuyên viên nghiên cứu thị trường Công ty Nedspice Việt Nam, cảnh báo việc đưa hồ tiêu lên sàn giao dịch có thể trở thành một "sòng casino chính thức", nếu không có giải pháp quản lý phù hợp.

"Trước đây, khi đọc nguyên tắc giao dịch trên sàn, tôi thấy cũng hay nhưng thực tế với sàn cà phê, càng về sau càng biến chất, thành casino, nơi người ta sẽ cá độ rằng giá cà phê sẽ lên hay giá sẽ xuống và lượng tiền được đưa vào sàn đó lớn gấp 5 lần giao dịch thật.

Nhà nước cần cân nhắc các giải pháp làm sao để không biến đây thành casino chính thức. Vốn hoá của ngành tiêu thấp hơn, chỉ bằng 1/6 so với cà phê. Trong khi đó ngành cà phê bị thao túng như vậy thì vốn hoá nhỏ như ngành tiêu, việc bị thao túng dễ hơn nhiều", ông Khôi nói. 


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

H.Mĩ

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.