|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Doanh nghiệp kinh doanh vàng mã duy nhất báo lãi kỷ lục, vượt 180% mục tiêu năm

08:28 | 24/10/2022
Chia sẻ
Niên độ 2021 - 2022, CAP ghi nhận cả doanh thu và lợi nhuận cao kỷ lục kể từ khi giao dịch trên UPCoM (năm 2008).

Báo cáo tài chính quý IV niên độ 2021 - 2022 (từ 1/7 - 30/9/2022) của CTCP Nông lâm sản thực phẩm Yên Bái (Mã: CAP) cho thấy doanh thu thuần trong quý của công ty là 220 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Trừ đi các chi phí tăng trong kỳ, CAP lãi sau thuế 40 tỷ đồng, gấp hơn hai lần so với cùng kỳ.

Biên lợi nhuận gộp đạt 29%, cải thiện so với 16% của quý IV cùng niên độ.

Lũy kế cả năm (từ 1/10/2021 - 30/9/2022), doanh thu thuần của CAP đạt 657 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 106 tỷ đồng, lần lượt tăng 27% và tăng 85% so với niên độ trước. Đây cũng là kết quả doanh thu và lợi nhuận cao kỷ lục của doanh nghiệp kể từ khi giao dịch trên UPCoM (năm 2008).

Trong cơ cấu doanh thu niên độ vừa qua, doanh thu xuất khẩu trực tiếp của CAP ghi nhận 377 tỷ đồng, chiếm 57% tổng doanh thu. Mảng chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong xuất khẩu là bán sản phẩm tinh bột sắn (235 tỷ), kế tiếp là xuất khẩu giấy vàng mã (107 tỷ), lần lượt tăng 45% và tăng 4,6 lần so với năm trước đó.

Cả niên độ 2021-2022, công ty đề ra kế hoạch trên 520 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế không dưới 37 tỷ đồng. Như vậy công ty đã vượt 26% mục tiêu doanh thu và vượt 180% chỉ tiêu lợi nhuận.

 Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của CAP.

Tính đến ngày 30/9, tổng tài sản của CAP tăng 53% so với đầu niên độ lên 233 tỷ đồng, tập trung phần lớn ở khoản mục tiền gửi ngân hàng kỳ hạn dưới ba tháng là 127 đồng, gấp đôi đầu niên độ.

Tổng nợ phải trả cuối kỳ gần 39 tỷ đồng, công ty không sử dụng nợ vay. Vốn chủ sở hữu là 194 tỷ đồng, bao gồm 78 tỷ đồng vốn góp chủ sở hữu và 106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Mỹ Linh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.