|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Doanh nghiệp dệt may, chế biến điều 'đỏ mắt' tìm lao động xanh

08:51 | 11/11/2021
Chia sẻ
Khát lao động đang là thực trạng chung tại các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước hậu COVID-19. Doanh nghiệp dệt may, chế biến điều, chăn nuôi cần tuyển gấp 1.000 - 2.000 lao động "xanh".

Tại Bình Phước, doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực như chế biến hạt điều, lắp ráp điện tử, may mặc… đang đau đầu vì thiếu lao động hậu COVID-19. Hầu hết các công ty đang chạy đua tuyển dụng lao động chuẩn bị đơn hàng phục vụ Tết 2022, theo báo Đảng Cộng Sản.

Nguồn cung lao động ở một số ngành nghề như kế toán, tài chính, thống kê, quản trị kinh doanh, công nghệ thực phẩm, chăn nuôi, thú y, cơ khí, điện… không đáp ứng cầu, nhiều công ty chấp nhận tuyển sinh viên mới ra trường để đào tạo.

Ông Trần Đại Kỳ, Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bình Phước cho biết trong quý IV, 65 doanh nghiệp cần tuyển hơn 44.000 lao động. Trong đó, số lao động tạm hoãn hợp đồng, ngừng việc khoảng 34.000 người, tuyển mới khoảng 10.000 người.

Đơn cử như CTCP Hoàng Sơn I vừa thông báo tuyển gấp 1.000 công nhân bóc vỏ lụa hạt điều, 100 công nhân thực hiện khâu phân loại.

Tương tự, công ty TNHH New Apparel Far Eastern (Việt Nam), chuyên may quần, áo xuất khẩu hoạt động tại Khu công nghiệp (KCN) Bắc Đồng Phú cũng có nhu cầu tuyển gấp 2.000 thợ may, 100 thợ cắt, 100 thợ in thêu.

Cơn sốt lao động còn lan tỏa lên các nhóm tuyển dụng lao động trên các mạng xã hội, các thông tin đăng tuyển của doanh nghiệp tư nhân với đủ ngành nghề lái xe, shipper, bán hàng, phục vụ quán ăn… cũng liên tục cập nhật.

Doanh nghiệp dệt may, chế biến điều  'đỏ mắt' tìm lao động xanh - Ảnh 1.

Nhiều doanh nghiệp dệt may cần tuyển gấp 1.000 - 2.000 lao động, phục vụ đơn hàng cuối năm. (Ảnh: Báo Nhân Dân)

Hầu hết các doanh nghiệp đều cam kết thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, ưu đãi thêm tiền thưởng, lễ, tết, hoặc hỗ trợ tiền nhà ở cho công nhân, có xe đưa rước công nhân ở xa…

Lao động cần việc, doanh nghiệp cần người nhưng không phải ai cũng đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh bình thường mới.

Bởi, các công ty đều yêu cầu công nhân phải test nhanh COVID - 19 trước khi vào công ty, bắt buộc phải lưu trú tại công ty ít nhất 7 ngày và test PCR có kết quả âm tính mới đủ điều kiện làm việc.

Công nhân có thể đi, về với điều kiện đã tiêm 2 mũi vắc xin hoặc 1 mũi đủ 14 ngày, nếu không phải thực hiện phương án "3 tại chỗ". Chính những điều kiện ngặt nghèo này khiến doanh nghiệp khó tìm lao động.

Ngoài ra, thu nhập của người lao động chế biến hạt điều chỉ đạt 5 – 8 triệu đồng/tháng, ngành chăn nuôi 5 triệu đồng/tháng, chưa được cải thiện so với thời điểm trước dịch. Vì vậy, người lao động chưa mặn mà trở lại làm việc.

Ông Nguyễn Minh Chiến, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Phước cho biết việc tiêm vắc xin đầy đủ cho công nhân là giải pháp cần thiết và cấp bách lúc này để người lao động và doanh nghiệp tự tin tổ chức sản xuất trong điều kiện mới.

Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giảm được nhiều chi phí, có điều kiện giữ chân, thu hút lao động và tăng thu nhập cho công nhân.

Chia sẻ với báo Công Thương, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Bá Hoan cho biết để giải quyết tình trạng thiếu lao động, doanh nghiệp cần chủ động hướng dẫn người lao động hoàn thiện các giấy tờ để nhận các gói hỗ trợ.

Đồng thời, duy trì các chính sách hỗ trợ về nhà ở, phòng trọ, thực phẩm cho người lao động yên tâm làm việc, đẩy mạnh tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Hoàng Anh

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.