|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Doanh nghiệp cung cấp linh kiện cho Samsung tại Vĩnh Phúc tiếp tục tăng trưởng năm 2020

22:14 | 27/01/2021
Chia sẻ
Các doanh nghiệp xuất linh kiện điện tử lớn như: Công ty TNHH Partron vina, Công ty TNHH Haesungvina, Công ty TNHH Power logics vina, Công ty TNHH UJU vina thuộc tập đoàn UJU Electronics Hàn Quốc… đều hoạt động ổn định trong năm 2020 và có doanh thu tăng từ 10 đến 20% so với cùng kỳ.
Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Jahwa Vina. (Ảnh: Báo Hải Quan).

Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Jahwa Vina. (Ảnh: Báo Hải Quan).

Cổng Thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết, tỉnh này có trên 120 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử. 

Năm 2020, với sự hỗ trợ tích cực và chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư của tỉnh, các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử nói riêng đã từng bước vượt qua khó khăn, ảnh hưởng của dịch bệnh, hoạt động ổn định trở lại. Nhiều doanh nghiệp đã tăng vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tham gia các hoạt động an sinh xã hội.

Đáng chú ý nhất, Công ty TNHH Jahwa Vina, đóng tại KCN Khai Quang dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử hoạt động hiệu quả. Năm 2020, Công ty đạt  doanh thu gần 2.800 tỷ đồng, tạo việc ổn định cho hơn 4.800 lao động.

Các doanh nghiệp xuất linh kiện điện tử lớn như: Công ty TNHH Partron vina, Công ty TNHH Haesungvina, Công ty TNHH Power logics vina, Công ty TNHH UJU vina thuộc tập đoàn UJU Electronics Hàn Quốc… đều hoạt động ổn định trong năm 2020 và có doanh thu tăng từ 10 đến 20% so với cùng kỳ.

Năm 2021, UBND tỉnh Vĩnh Phúc sẽ chỉ đạo Chi cục Hải quan tăng cường cải tiến công nghệ, giảm tối đa thời gian làm thủ tục, đẩy nhanh quá trình xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử nói riêng để các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động hiệu quả, đóng góp nhiều hơn nữa cho thu ngân sách, giải quyết việc làm cho lao động.

Trong diễn biến liên quan, Ban quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc mới đây đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021.

Báo cáo tại hội nghị, cho biết năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 9/18 KCN được thành lập và cấp giấy chứng nhận đầu tư, với số vốn đăng ký đạt 8.000 tỷ đồng.

Trong năm, Ban Quản lý các KCN tỉnh cũng đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 30 dự án mới, với tổng vốn đầu tư đạt 1.351 tỷ đồng và 422 triệu USD. Lũy kế đến ngày 15/12/2020, số dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong các KCN còn hiệu lực đạt 378 dự án, trong đó, có 66 dự án DDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 13.785 tỷ đồng, 312 dự án FDI với tổng vốn đầu tư gần 4,5 tỷ USD. 

Các KCN có thêm 49 dự án đi vào hoạt động, nâng tổng số dự án đã đi vào hoạt động trong các KCN lên 318 dự án (chiếm 84% tổng số dự án).

Năm 2021, Ban Quản lý các KCN tỉnh dự kiến cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 30-35 dự án mới, với tổng vốn đầu tư đạt 300 triệu USD và 700 tỷ đồng; doanh thu của các doanh nghiệp DDI hoạt động trong các KCN tăng 23%, FDI tăng 4%, tạo thêm việc làm mới cho khoảng 5.000 lao động.

Chu Lai

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.