Doanh nghiệp bất động sản, xây dựng, VLXD góp mặt đông đảo trong Profit500
Thủ tướng: Kiểm soát chặt tín dụng bất động sản, chứng khoán |
Vietnam Report, được thành lập năm 2007, là công ty chuyên về đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ tại Việt Nam. Năm nay là năm thứ hai Vietnam Report công bố Bảng xếp hạng Profit500 – Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2018.
Trong top 10 doanh nghiệp lợi nhuận cao nhất có ba doanh nghiệp tư nhân là CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk), CTCP Tập đoàn Hòa Phát và Tập đoàn Vingroup - CTCP.
Top 10 doanh nghiệp và doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận cao nhất năm 2017. Nguồn: Bảng xếp hạng Profit500 năm 2018. |
Trong bảng xếp hạng Profit500 năm nay, số lượng doanh nghiệp ngành xây dựng, vật liệu xây dựng, bất động sản (14,8%), ngành điện (12,8%), ngành tài chính (11,2%), ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá (10,4%) chiếm áp đảo so với các nhóm ngành còn lại.
Lợi nhuận trước thuế bình quân năm 2017 của Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất tăng trên 65% so với năm 2016. Top các ngành có tỷ suất lợi nhuận bình quân ROA và ROE lớn nhất theo bảng xếp hạng Profit500 năm 2018 là viễn thông, tin học, công nghệ thông tin; vận tải, dược phẩm, y tế; và thực phẩm, đồ uống, thuốc lá. Vietnam Report đánh giá đây là các ngành hoạt động hiệu quả cao trong thời gian qua.
Nguồn: Bảng xếp hạng Profit500 năm 2018 - Vietnam Report |
ROE trung bình ngành viễn thông, tin học, công nghệ thông tin đang ở mức cao nhất, đạt gần 30%, kế tiếp là ngành Vận tải với 24% và ngành Dược phẩm với 21%.
Công nghệ vẫn là ngành tiếp tục thu hút đầu tư
Nhận định về những ngành có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận cao trong giai đoạn tới, các doanh nghiệp đánh giá công nghệ vẫn là ngành top đầu trong kì vọng của các doanh nghiệp (51,4% tổng số phản hồi của doanh nghiệp), kế đến là ngành xây dựng, bất động sản (40%) và bán lẻ (34,3%).
Nguồn: Khảo sát các doanh nghiệp Profit500 do Vietnam Report thực hiện tháng 10/2018 |
Trong bảng xếp hạng Profit500, đứng đầu Top 10 ngành có lợi nhuận trước thuế bình quân lớn nhất là ngành Viễn thông, tin học, công nghệ. Tuy số lượng doanh nghiệp chỉ chiếm 3,6%, đây vẫn luôn là ngành tiềm năng với các chỉ số lợi nhuận tăng trưởng ổn định.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu lớn nhưng chưa có đủ tiềm lực và định hướng chiến lược trong quá trình đầu tư phát triển công nghệ. Trong giai đoạn 2018-2019, khoảng 57% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết đang đẩy mạnh quá trình đầu tư cho công nghệ, 37,1% doanh nghiệp hiện đang đầu tư từ từ, thay đổi từng bước và 8,6% vẫn trong quá trình chuẩn bị. Mục tiêu lớn nhất doanh nghiệp mong đợi khi đưa CMCN 4.0 vào quy trình sản xuất kinh doanh hiện tại tập trung chủ yếu vào tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa hiệu suất làm việc (chiếm 80%) và tăng cường thị phần (77,1%).
Nguồn: Khảo sát các doanh nghiệp Profit500 do Vietnam Report thực hiện tháng 10/2018 |