|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Đồ chơi trẻ em: Lo sợ độc hại, đồ chơi 'Made in Vietnam' được nhiều người lựa chọn

07:41 | 31/05/2018
Chia sẻ
Bên cạnh những đồ chơi xuất xứ từ Trung Quốc thì trong vài năm trở lại đây hàng Việt Nam với tiêu chí an toàn được người tiêu dùng ưa chuộng.
do choi tre em lo so doc hai do choi made in vietnam duoc nhieu nguoi lua chon Hãng đồ chơi Toys ‘R’ Us sẽ đóng cửa tất cả các cửa hàng ở Mỹ
do choi tre em lo so doc hai do choi made in vietnam duoc nhieu nguoi lua chon Doanh số đồ chơi Lego giảm lần đầu tiên trong 13 năm qua

Hiện trên thị trường bày bán khá nhiều chủng loại đồ chơi. Hàng cao cấp được nhập khẩu từ Mỹ, Nhật, Úc, Hàn, Đức… có giá thành khá cao được bày bán tại các cửa hàng chuyên đồ xách tay và các trung tâm thương mại. Hàng bình dân chủ yếu có nguồn gốc từ Việt Nam và Trung Quốc chiếm tới 90% thị trường.

Trước sự xuất hiện tràn lan của các mặt hàng đồ chơi trẻ em không rõ xuất xứ, kém chất lượng khiến người tiêu dùng lo ngại, nhất là các bậc phụ huynh khi những mặt hàng này ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ em. Nắm bắt được xu hướng và tâm lý của người dùng, nhiều doanh nghiệp sản xuất đồ chơi trẻ em trong nước tập trung sản xuất, quảng bá sản phẩm của mình dựa trên mục tiêu an toàn cho người tiêu dùng.

Theo khảo sát của PV, tại các quầy đồ chơi của nhiều hệ thống siêu thị như Co-op Mart, Big C, Maximark xuất hiện nhiều mẫu đồ chơi “Made in Việt Nam”. Thậm chí, có nơi chỉ chuyên bán các loại đồ chơi xuất xứ Việt Nam. Hầu hết các sản phẩm có màu sắc tươi sáng, chi tiết sắc nét có giá khoảng từ 30 ngàn đến 150 ngàn đồng/bộ sản phẩm. Tất cả các sản phẩm trong hệ thống siêu thị đều được gắn dấu hợp quy CR - dấu thể hiện sản phẩm hợp chuẩn, hợp quy, được kiểm tra an toàn trước khi lưu thông trên thị trường.

do choi tre em lo so doc hai do choi made in vietnam duoc nhieu nguoi lua chon

Đồ chơi xuất xứ Việt Nam được bày bán khắp các siêu thị, cửa hàng. Ảnh Hùng Cường

Ở phân khúc giá rẻ, các bộ đồ chơi lắp ráp, mô hình xe, nhân vật hoạt hình quen thuộc có giá từ 50.000 - 300.000 đồng/sản phẩm. Đặc biệt hơn là món đồ chơi vừa giải trí, vừa phát triển tư duy thông minh của trẻ được tiêu thụ mạnh như xếp hình, ghép chữ, bộ đất nặn... với giá trung bình dao động từ 150 ngàn đến 450 đồng.

Bên cạnh đó, những đồ chơi trí tuệ làm từ gỗ cũng được các bậc cha mẹ quan tâm với các sản phẩm đồ chơi gỗ thông minh mang tính giáo dục được đánh giá rất cao như đàn gỗ, lắp hình gỗ, mô hình khối,… do chủ yếu thiết kế mẫu mã còn đơn điệu và được làm thủ công nên sản phẩm không được bắt mắt khiến trẻ em không thích, mặc dù giá cả không đắt.

Trao đổi với PV, chị Hương - cán bộ Phòng Marketing của Công ty CP Đồ Chơi An Toàn Việt cho biết, tất cả các đồ chơi của công ty trước khi ra thị trường đều được đem đi kiểm định và đảm bảo chất lượng trước khi ra thị trường. Về chất lượng hạt nhưa, các sản phẩm của công ty đều là hạt nhựa nguyên sinh, không phải là hạt nhựa tái chế. Cùng với đó, trong khâu sản xuất, sản phẩm không thêm tạp chất và được pha chế phẩm màu theo đúng quy chuẩn an toàn.

“Về nguyên liệu và sản phẩm đầu ra của công ty đều có nhân viên kiểm tra sản phẩm do đó khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng. Sản phẩm được tiêu thụ trên toàn quốc và chịu sự kiểm soát của các cơ quan chức năng”, chị Hương chia sẻ.

Những năm gần đây, do lo lắng các chất độc hại có trong đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ nên nhiều bậc phụ huynh có xu hướng ưu tiên lựa chọn hàng Việt Nam. Khá nhiều người hồ hởi cho rằng cảm thấy yên tâm với đồ chơi Việt Nam vì có nguồn gốc xuất xứ chứ không phải hàng trôi nổi độc hại.

“Nhìn màu sắc của món đồ và thông tin nhãn dán của sản phẩm đã được cơ quan chức năng kiểm định nên tôi khá an tâm về chất lượng chứ không như các loại đồ chơi khác trên thị trường”, một phụ huynh chia sẻ.

do choi tre em lo so doc hai do choi made in vietnam duoc nhieu nguoi lua chon

Sản phẩm đồ chơi Việt với đầy đủ thông tin nhãn dán và dấu CR đã được cơ quan chức năng kiểm định. Ảnh Hùng Cường

Tuy nhiên, chị Lan (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, hàng Việt Nam sản xuất giá thành cao hơn, an toàn cho con trẻ hơn nhưng hàng Việt sản phẩm không đa dạng, chỉ xoay quanh một số mặt hàng truyền thống quen thuộc và đơn điệu như: ghế ngồi lắc lư, bàn nhạc, xếp hình, câu cá, xếp chữ...

Theo bà Hằng, chủ cửa hàng kinh doanh đồ chơi trẻ em trên đường Trần Quốc Hoàn cho biết, “các sản phẩm đồ chơi hàng Việt tuy có cải tiến về mẫu mã, chất lượng, song giá cả vẫn còn cao hơn so với hàng Trung Quốc. Nếu chỉ kinh doanh hàng Việt Nam hoặc hàng chính hãng thì bán rất chậm. Mặt khác, hàng Trung Quốc có màu sắc sặc sỡ, mẫu mã đẹp nên trẻ em rất thích”.

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến xuất xứ, chất lượng của các loại đồ chơi bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con em họ. Thiết nghĩ, đây cũng là điều thuận lợi cho những doanh nghiệp nội có thể chiếm được tình cảm của khách hàng bằng việc nghiên cứu đầu tư để sản xuất ra những sản phẩm tốt, mẫu mã đa dạng, kéo người Việt dùng hàng Việt.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hùng Cường

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.