|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Điều kiện nào để được đầu tư kinh doanh bất động sản ra nước ngoài?

13:50 | 25/09/2020
Chia sẻ
Theo dự thảo Nghị định, đối với việc kinh doanh bất động sản, điều kiện để được đầu tư ra nước ngoài được qui định: "Nhà đầu tư là doanh nghiệp thành lập theo qui định của Luật Doanh nghiệp".
Điều kiện nào để được đầu tư kinh doanh bất động sản ra nước ngoài? - Ảnh 1.

Bất động sản vẫn được nhiều người lựa chọn đầu tư vào thời điểm này. (Ảnh: Hoàng Huy).

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Bộ này đang lấy ý kiến các đơn vị liên quan cho Dự thảo về việc ban hành Nghị định của Chính phủ qui định về đầu tư ra nước ngoài, hướng dẫn Luật Đầu tư số 61/2020/QH14, thay thế Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ qui định về đầu tư ra nước ngoài.

Theo đó, dự thảo Nghị định được bổ sung một loạt qui định mới đối với việc đầu tư ra nước ngoài; trong đó có hoạt động đầu tư bất động sản. 

Cụ thể, theo dự thảo Nghị định, đối với việc kinh doanh bất động sản, điều kiện để được đầu tư ra nước ngoài được qui định: "Nhà đầu tư là doanh nghiệp thành lập theo qui định của Luật Doanh nghiệp".

Theo đó, để hạn chế những rủi ro lách luật trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản của cá nhân ở nước ngoài, Luật Đầu tư năm 2020 đã qui định kinh doanh bất động sản là lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài có điều kiện. 

Việc qui định điều kiện nhà đầu tư phải là pháp nhân sẽ giúp việc quản nhà nước thuận lợi và chặt chẽ hơn, tránh tình trạng cá nhân đầu tư bất động sản để định cư ở nước ngoài mà không nhằm mục tiêu đầu tư, kinh doanh.

Trong dự thảo Nghị định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng bổ sung khái niệm “vốn đầu tư ra nước ngoài” (Điều 4 Dự thảo Nghị định). 

"Việc bổ sung khái niệm “vốn đầu tư ra nước ngoài” là rất cần thiết để xác định rõ thành phần vốn đầu tư ra nước ngoài và làm căn cứ để xác định qui trình, hồ sơ, thủ tục đầu tư ra nước ngoài", Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.

Dự thảo Nghị định qui định vốn đầu tư ra nước ngoài bao gồm tiền và tài sản của nhà đầu tư hoặc do nhà đầu tư huy động để chuyển ra nước ngoài (có bao gồm tiền do nhà đầu tư vay ở trong nước để chuyển ra nước ngoài, không bao gồm tiền do tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay tại nước ngoài, không bao gồm tiền thực hiện trong nước).

Ngoài việc bổ sung "điều kiện" để hạn chế cá nhân mua nhà ở nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng bổ sung qui định các trường hợp cá nhân không được đầu tư ra nước ngoài dẫn chiếu theo qui định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020, là các cá nhân không có quyền thành lập và quản doanh nghiệp tại Việt Nam (Điều 2 Dự thảo Nghị định).

Cụ thể, các trường hợp cá nhân không được đầu tư ra nước ngoài, gồm: Cán bộ, công chức, viên chức theo qui định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp… 

Cán bộ lãnh đạo, quản nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước; người chưa thành niên, người bị hạn chế/mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, biện pháp xử hành chính…, đang bị tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo qui định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

"Việc bổ sung qui định nêu trên là cần thiết, phù hợp và thống nhất với các pháp luật trong nước về cán bộ, công chức, lực lượng công an, quân đội; đảm bảo cá nhân khi đầu tư ra nước ngoài đã có đầy đủ tư cách pháp và chịu trách nhiệm trước pháp luật. 

Qui định nêu trên cũng giúp hạn chế các trường hợp cá nhân đang có vấn đề ràng buộc trong nước khi đầu tư ra nước ngoài để hạn chế những rủi ro có thể có như tẩu tán tài sản…", Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.

Kể từ năm 2015 đến nay, hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã có chuyển biến đáng kể. Xu hướng đầu tư ra nước ngoài vẫn được duy trì ổn định về mặt số lượng dự án nhưng thay đổi lớn về chủ thể đầu tư. 

Trong giai đoạn trước đó, đầu tư ra nước ngoài được dẫn dắt bởi các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn (khai khoáng, trồng cây công nghiệp, năng lượng, viễn thông).

Từ năm 2015 trở đi, số lượng dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước và có vốn nhà nước giảm mạnh, trong khi đó, các doanh nghiệp vốn tư nhân (trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn) và các cá nhân tham gia ngày càng nhiều vào hoạt động này trong rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.

Tính đến hết tháng 7/2020, Việt Nam có 1.741 dự án đầu tư ra nước ngoài được cấp phép với tổng vốn đầu tư đăng đạt khoảng 22,9 tỉ USD. 

Vốn đã thực hiện đạt khoảng 9,65 tỉ USD; trong đó, riêng giai đoạn 2006 đến nay, số lượng dự án và số vốn đăng chiếm tỉ lệ lần lượt là 90,1% và 97,4% tổng vốn đăng

Riêng từ 2015 đến nay, số lượng dự án đã chiếm 45% tổng số dự án lũy kế mặc dù vốn đăng chỉ chiếm 14,6% tổng vốn đăng .

Các dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn này cũng có những thay đổi theo hướng đa dạng hơn về thị trường, lĩnh vực, hình thức đầu tư. 

Ngoài các thị trường truyền thống gồm Lào, Campuchia, Nga… doanh nghiệp Việt Nam đã mở rộng đầu tư sang cả những quốc gia vốn là các nhà đầu tư lớn tại Việt Nam như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Singapore, Australia, châu Âu; và từng bước vươn tới các thị trường xa như châu Mỹ Latinh, châu Phi.

Về lĩnh vực đầu tư, bên cạnh thế mạnh trong lĩnh vực trồng cây công nghiệp, thăm dò khai thác dầu khí, kinh doanh thương mại, nhiều nhà đầu tư Việt Nam đã chuyển sang kinh doanh bất động sản, sản xuất công nghiệp, cung cấp dịch vụ các loại (viễn thông, tài chính – ngân hàng, công nghệ thông tin, du lịch, xây dựng...).

Đặc biệt, hoạt động đầu tư ra nước ngoài giúp các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trong nước. 

Các nhà đầu tư cũng áp dụng các hình thức đầu tư đa dạng gồm thành lập tổ chức 100% vốn tại nước ngoài, góp vốn trực tiếp thành lập công ty liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, mua bán sáp nhập... 

Nhiều dự án sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài đã triển khai thực hiện có hiệu quả.

Thúy Hiền

ĐHĐCĐ bất thường Eximbank: Thông qua chuyển trụ sở, miễn nhiệm ông Nguyễn Hồ Nam, bà Lương Thị Cẩm Tú và ông Ngô Tony
Tại đại hội lần này, cổ đông ngân hàng đã thông qua việc chuyển trụ sở từ TP HCM ra Hà Nội, miễn nhiệm thành viên Ban Kiểm soát và hai thành viên HĐQT. Tuy nhiên, ĐHĐCĐ đã không thể thông qua việc sửa đổi điều lệ và chấm dứt đầu tư trụ sở chính ở TP HCM.