|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Điều chỉnh, mở rộng khu kinh tế Nghi Sơn

14:17 | 10/03/2017
Chia sẻ
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035.
 
dieu chinh mo rong khu kinh te nghi son
Ảnh minh họa (nguồn: baoxaydung.com.vn)

Theo đó, phạm vi nghiên cứu bao gồm toàn bộ phần diện tích khu kinh tế Nghi Sơn cũ; phần diện tích còn lại của huyện Tĩnh Gia; 3 xã Yên Mỹ, Công Bình, Công Chính (huyện Nông Cống) và 3 xã Thanh Tân, Thanh Kỳ, Yên Lạc (huyện Như Thanh). Tổng diện tích nghiên cứu là 106.000 ha.

Mục tiêu chung của điều chỉnh là xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn thành khu vực phát triển kinh tế trọng điểm ở phía Nam của vùng Kinh tế Bắc Bộ nhằm thu hút đầu tư và trung chuyển hàng hóa của vùng và khu vực.

Cụ thể, phương hướng từ nay đến năm 2025 là triển khai một số công trình hạ tầng kinh tế, xã hội quan trọng để thu hút các nhà đầu tư. Kế hoạch sau năm 2025 là phát triển đồng bộ về các lĩnh vực (kinh tế, xã hội, du lịch), đồng thời hiện đại hóa kết cấu hạ tầng trong các khu đô thị sinh thái.

Thủ tướng yêu cầu phân tích, đánh giá rõ vai trò và tiềm năng của khu kinh tế và định hướng quy hoạch chung xây dựng. Đồ án quy hoạch sẽ được lập trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000.

Khu kinh tế Nghi Sơn được xây dựng trở thành khu vực phát triển công nghiệp tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực gắn với việc xây dựng và khai thác có hiệu quả cảng biển nước sâu với trọng tâm là công nghiệp lọc - hóa dầu và công nghiệp cơ bản; có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội đồng bộ, hiện đại; không gian kiến trúc cảnh quan, đô thị văn minh, tiên tiến, môi trường bền vững và sử dụng đất đai hiệu quả; tạo nhiều việc làm, thúc đẩy đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; từng bước hình thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực.

Quang Lương

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'trụ cột' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, là 'trụ cột' quan trọng cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.