Một trong các giải pháp đảm bảo cung cấp điện trong năm 2022 và các năm tiếp theo của Bộ Công Thương là rà soát các dự án có khả năng đẩy sớm tiến độ xây dựng, đưa vào vận hành và đẩy nhanh tiến độ đàm phán, ký kết và triển khai thực hiện các Hợp đồng nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào.
Sau khi được rà soát và bổ sung, Bộ Công thương đã nhận thêm được 157 ý kiến của các cơ quan bộ ngành và 143 ý kiến của các tập đoàn, tổng công ty trước khi trình Đề án Quy hoạch điện VIII lên Thủ tướng.
Mặc dù các nhà sản xuất ô tô hiện chưa chịu ảnh hưởng quá nhiều từ cuộc khủng hoảng điện, nhưng vẫn có một số trường hợp cá biệt, tiêu biểu như Toyota.
Khủng hoảng điện tại Trung Quốc không chỉ làm chệch hướng phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc, thiếu điện còn có thể đặt ra những trở ngại mới đối với chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là với nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành điện.
Việc tiêu thụ điện có nhiều khác biệt tại các vùng miền cùng với tình trạng chậm tiến độ của nhiều nhà máy nhiệt điện than và lưới điện bị giới hạn bởi khả năng truyền tải đang gây khó khăn cho Ban soạn thảo dự thảo Quy hoạch điện VIII.
Sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống tháng 8 đạt gần 21,6 tỷ kWh, trung bình khoảng 696 triệu kWh/ngày, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 8 tháng đạt 173,2 tỷ kWh, tăng 5,4% so với cùng kỳ.
Số tiền hỗ trợ giảm tiền điện cho khách hàng tại TP HCM sử dụng điện mục đích sinh hoạt là khoảng 495 tỷ đồng và hơn 40 cơ sở cách ly y tế tập trung phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 là 5 tỷ đồng.
Theo EVN sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống tháng 7/2021 đạt 23,95 tỷ kWh, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 7 tháng đạt 151,6 tỷ kWh, tăng 6,2% so với cùng kỳ.
Đợt hỗ trợ giảm tiền điện này áp dụng với khách hàng sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 tại thời điểm ngày 30/7 và các cơ sở cách ly y tế tập trung phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.