Diện tích cây mắc ca có thể tăng gấp hơn 3 lần sao với hiện tại trong 10 năm tới
Theo Bộ NN&PTNT, năm 2020, tổng diện tích trồng Mắc ca tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên khoảng 9.940 ha.
Trong đó, trồng thuần loài tập trung khoảng 2.350 ha (Tây Bắc 1.800 ha; Tây Nguyên 550 ha); trồng xen với cây trồng khác khoảng 7.590 ha, chủ yếu là trồng xen trong diện tích cây cà phê, chè,…(Tây Bắc 1.650 ha; Tây Nguyên 5.940 ha).
Bộ NN&PTNT xác định tiềm năng phát triển đến năm 2030 khoảng 34.500 ha (tương đương gấp hơn 3 lần sao với năm 2020).
Tuy nhiên, phải căn cứ vào kết quả tổng kết, đánh giá hiệu quả cây mắc ca giai đoạn đến năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với các địa phương định hướng quy mô sản xuất cho từng tỉnh cụ thể.
Đánh giá chung kết quả trồng thực tế của hai vùng đều vượt so với quy hoạch, nhưng vùng Tây Bắc tỷ lệ trồng thuần chiếm tới 67,5% điều đó cho thấy nhu cầu và tiềm năng trồng cây Mắc ca tập trung, thuần loài chủ yếu ở vùng Tây Bắc; trong khi đó vùng Tây Nguyên chủ yếu trồng xen canh là chính (chiếm 88,7%).
Bộ NN&PTNT dự báo đến năm 2020 trở đi, khi sản lượng quả tăng lên do diện tích cho quả tăng, nhu cầu hạt sản xuất các sản phẩm mắc ca tham gia vào thị trường thế giới, giá ở trong nước sẽ vận hành theo giá thị trường thế giới.
Khi đó, dự báo giá bán hạt khô thương mại (giá sau khi đã sơ chế, đạt độ ẩm theo quy định là 2-3%) biến động từ 60.000-80.000 đồng/kg, người trồng mắc ca có hiệu quả cao hơn so với trồng cà phê, chè, cao su,...