|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Diễn biến trái ngược trên thị trường đồng: Giá giảm dù nhu cầu từ Trung Quốc duy trì mạnh mẽ

18:50 | 19/10/2018
Chia sẻ
Lo ngại về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc đã tác động mạnh tới giá đồng trong năm nay, nhưng chỉ số chính về nhu cầu của kim loại này vẫn duy trì mạnh mẽ.
dien bien trai nguoc tren thi truong dong gia giam du nhu cau tu trung quoc duy tri manh me
dien bien trai nguoc tren thi truong dong gia giam du nhu cau tu trung quoc duy tri manh me

Đồng, thường được gọi là Tiến sĩ Đồng vì khả năng dự báo sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu, đã giảm 13% xuống 6.262 USD/tấn.

Bất chất giá giảm mạnh, các chuyên gia phân tích cho biết, nhu cầu thực đối với đồng tại Trung Quốc, người tiêu thụ lớn nhất thế giới, đang mạnh. Giá mua đồng tại Trung Quốc, được xác định bằng phí bảo hiểm địa phương, đã tăng trong tháng trước.

Tuy nhiên, tại Trung Quốc, giá thép, đã biến động cùng xu hướng với đồng trong hầu hết năm nay, tiếp tục tăng. Cả hai kim loại được sử dụng trong xây dựng.

“Chúng tôi chưa từng thấy mức độ khác biệt duy trì trong thời gian dài như thế này. Điều này nhấn mạnh các yếu tố cơ bản hiện đang khá tốt”, ông Ian Roper, chuyên gia phân tích tại SMM, công ty tư vấn kim loại Trung Quốc tại Singapore.

Các nhà khai thác đồng lớn nhất như Freeport-McMoRan và Antofagasta, đều nhận định nhu cầu đối với đồng từ khách hàng của mình duy trì mạnh mẽ.

Theo Financial Times, giá đồng giảm mạnh chủ yếu do giới giao dịch và đầu cơ lo ngại nhiều hơn về ảnh hưởng của tranh chấp thương mại Mỹ - Trung lên nền kinh tế toàn cầu.

"Tuyên bố thương mại leo thang từ chính quyền Mỹ là đủ để chất dứt 'bữa tiệc' của đồng", theo chuyên gia phân tích tại Wood Mackenzie.

Câu hỏi tiếp theo sẽ là tranh chấp thương mại ảnh hưởng tới nhu cầu đồng thực tế của Trung Quốc đến đâu.

Các chuyên gia phân tích tại BMO Capital Markets dự báo tăng trưởng nhu cầu đồng sẽ giảm còn 2,6% trong năm 2019 từ mức dự báo 4,2% trong năm nay. Vì vậy, có thể giới giao dịch đã đúng khi cảnh giác cao.

Xem thêm

Lyly Cao

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.