Dịch SHIV - 'Sát thủ' mới đối với tôm Trung Quốc và nguy cơ xuất hiện tại Việt Nam
Thông tin trên được ông Trần Hữu Lộc - người sáng lập Phòng nghiên cứu bệnh học thủy sản Shrimpvet cho hay tại Hội nghị Dự báo Toàn cầu cho Giới lãnh đạo Nuôi trồng Thủy sản (Global Outlook for Aquaculture Leadership - GOAL ) năm 2018, được tổ chức tại Guayaquil, Ecuador.
Ông Lộc lưu ý rằng nông dân nuôi tôm trên khắp châu Á đã bị tổn thương do giá bán thấp, và thực tế, bệnh do vi khuẩn ra đang đẩy chi phí sản xuất tăng lên. Tuy nhiên, ông Lộc không nói chi tiết về sự hiện diện của SHIV ở Việt Nam tại GOAL, Undercurrent News đưa tin.
Ông cho biết an toàn sinh học, thức ăn chuyên biệt, và thay thế thức ăn nuôi thông thường cho tôm bố mẹ để ngăn ngừa bệnh tôm "là rất quan trọng", ông Lộc cũng chỉ ra sự suy giảm tỷ lệ tôm sống ở Ấn Độ.
“Ở Ấn Độ hiện nay, tỷ lệ sống sót có thể đạt 60%, thực tế đã có thể cao hơn nhiều, tuy nhiên tình trạng này chủ yếu do bệnh do vi khuẩn, "ông nói.
Mặc dù mối đe dọa của SHIV và các bệnh khác, dự báo của GOAL về sản xuất tôm toàn cầu trong vài năm tới vẫn tích cực, Việt Nam không có ngoại lệ.
Việt Nam dự kiến sản xuất 600.000 tấn vào năm 2018, tăng lên 700.000 tấn vào năm 2020, theo dự báo của GOAL.
Trong loạt hội thảo về nuôi trồng thủy sản gần đây, hay Hội nghị bàn tròn Nuôi trồng thủy sản (TARS) tại Chang Mai, Thái Lan, ông Robins McIntosh - Đại diện kinh doanh mảng nông nghiệp của Tập đoàn Thái Lan Charoen Pokphand Foods (CP Foods) đã nói về SHIV ở Trung Quốc, nhưng cũng cho biết sản lượng của Việt Nam đang tăng mạnh mặc dù dự báo của ông ít lạc quan hơn GOAL.
McIntosh cũng cho biết, công nghệ cải thiện đang thúc đẩy sản xuất tôm ở Việt Nam bằng việc chuyển sang các ao nuôi nhỏ hơn, hiệu quả trong trao đổi môi trường nước và các chất dinh dưỡng. Tuy vậy, ông không đề cập đến SHIV ở Việt Nam.
Ở Trung Quốc, các vấn đề với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), thường được gọi là hội chứng tử vong sớm (EMS) và các bệnh khác đang được thêm vào bởi sự xuất hiện của SHIV.
Tại Hội nghị TARS, McIntosh đã thông báo về SHIV, khi ông dự báo sản lượng tôm ở Trung Quốc sẽ giảm trong năm 2018 xuống còn 512.000 tấn, từ 567.000 tấn. Vào đầu năm nay, sự gia tăng sản xuất ở Trung Quốc đã được dự báo.
"SHIV ở Trung Quốc cần phải được theo dõi, bởi nó thực sự là một 'sát thủ' đối với tôm", McIntosh thông tin tại TARS.
"SHIV được biết đến như một mầm bệnh mới nổi", McIntosh nói với Undercurrent. “SHIV giết tôm ở Trung Quốc, liệu đây có là một vấn đề lớn. Nhưng, cần phải cảnh giác”.
Đã có rất ít thử nghiệm được thực hiện, do đó, có rất ít thông tin về ảnh hưởng dịch bệnh này, ông nói. “Tôi không biết việc SHIV xuất hiện ở ngoài Trung Quốc. Nhưng, một lần nữa, các mầm bệnh mới nổi đòi hỏi sự cảnh giác cao độ. ”
SHIV lần đầu tiên được phát hiện và xác định trong các mẫu tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei bệnh được thu thập từ một trang trại ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, vào tháng 12/2014, theo một báo cáo từ một nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Thuỷ sản Trung Quốc.
Phát hiện của các nhà khoa học nhấn mạnh sự lưu ý đối với các chuyên gia sức khỏe động vật thủy sản, nông dân trong ngành nuôi tôm để chú ý hơn đến SHIV thực hiện các biện pháp hữu hiệu hơn để phòng ngừa dịch bệnh, tổn thất kinh tế do SHIV gây ra .
Kết quả thử nghiệm cho thấy không chỉ tôm thẻ chân trắng, mà còn có Fenneropenaeus chinensis, và tôm Macrobrachium rosenbergii cũng dương tính với SHIV, cho thấy một mối đe dọa mới tồn tại trong ngành nuôi tôm ở Trung Quốc.
Nghiên cứu cho thấy SHIV đang lan rộng và đã có mặt trong một thời gian ở trong nước.
Dấu hiệu tôm bị bệnh SHIV. (Nguồn: BioAqua) |
"Các triệu chứng của nhiễm SHIV bao gồm mất màu nhẹ trên bề mặt của gan tụy, bụng và ruột rỗng, vỏ tôm mềm; 1/3 số tôm có thân hình hơi đỏ”, báo cáo cho biết.
Xem thêm |