|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

ĐHĐCĐ Chứng khoán MB (MBS): Lợi nhuận quý I gấp 2,8 lần cùng kỳ, thông qua tăng vốn lên 2.676 tỷ đồng

12:54 | 10/04/2021
Chia sẻ
Đại điện Chứng khoán MB cho biết công ty đạt lợi nhuận 125 tỷ đồng trong quý đầu năm. Nói về kế hoạch lãi 480 tỷ đồng năm nay, CEO công ty cho biết cơ sở đến từ hoạt động môi giới, ngân hàng đầu tư (IB) và bán chéo sản phẩm tại MBBank.

MBS lãi 125 tỷ đồng quý I

Sáng nay (10/4), Đại hội đồng cổ đông thường niên Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS, mã: MBS) được tổ chức. Đại hội đã thông qua kế hoạch hoạt động năm 2021 với tổng doanh thu 1.500 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 480 tỷ đồng. Năm 2020, MBS đạt lợi nhuận trước thuế 336 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2019.

Nói về kế hoạch lợi nhuận 480 tỷ đồng năm nay, ông Trần Hải Hà, Tổng Giám đốc MBS cho rằng điều kiện thị trường chứng khoán Việt Nam tốt như dự báo, các hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty sẽ đạt được như kế hoạch. Cơ sở cho kế hoạch kinh doanh trên còn đến từ hoạt động môi giới, ngân hàng đầu tư (IB) và bán chéo sản phẩm tại MBBank.

Chia sẻ với các cổ đông về kết quả kinh doanh quý đầu năm, đại điện MBS cho biết công ty lãi 125 tỷ đồng, gấp 2,8 lần cùng kỳ năm ngoái.

Tăng vốn điều lệ lên 2.676 tỷ đồng

Một nội dung quan trọng khác được thông qua tại đại hội đó là kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 1.643 tỷ đồng lên 2.676 tỷ đồng thông qua ba hình thức là phát hành ESOP, phát hành cho cổ đông hiện hữu và chia cổ tức bằng cổ phiếu.

Cụ thể, MBS sẽ phát hành thêm gần 103,3 triệu cổ phần. Trong đó, phát hành cho người lao động (ESOP) 8,2 triệu cp với mức giá 10.000 đồng/cp. Phát hành 70,4 cổ phần cho cổ đông hiện hữu (tỷ lệ 10:3) với giá 10.000 đồng/cp. Thời gian thực hiện hai đợt phát hành trên vào năm 2021, sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận

Bên cạnh đó, MBS phát hành hơn 24,6 triệu cổ phần để trả cổ tức cho cổ đông, tương đương 15% số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty.

Tổng số tiền từ phát hành cho cổ đông hiện hữu và ESOP là 786,4 tỷ đồng. Về mục đích sử dụng, MBS dự kiến dùng 136,4 tỷ đồng để bổ sung nguồn lực tài chính cho hoạt động đầu tư, 550 tỷ đồng để bổ sung vốn cho vay margin và 100 tỷ đồng để phát triển hệ thống nền tảng công nghệ thông tin.

Chia sẻ sự cần thiết của việc tăng vốn với các cổ đông, ban lãnh đạo MBS cho biết sự cạnh tranh trên thị trường đang rất lớn, công ty đang giảm thị phần. Trong khi đó, về nguồn vốn, MBS đang nằm trong top thấp của thị trường.

Không cạnh tranh về giá, miễn giảm phí giao dịch để lấy thị phần

Một vấn đề khác được cổ đông quan tâm đó là thị phần môi giới của công ty. Trước sức ép cạnh tranh trong ngành, thị phần môi giới của các công ty chứng khoán lớn như SSI, HSC, MBS, Bản Việt đều có sự sụt giảm cả về tỷ lệ và thứ hạng trên bảng xếp hạng.

Trả lời về vấn đề này, ông Trần Hải Hà, Tổng Giám đốc MBS cho biết: "Việc tăng thị phần trước sức ép của các đối thủ cạnh tranh, chúng ta nhìn thấy từ năm 2018 cho đến nay với sự gia nhập mạnh mẽ của các công ty chứng khoán đến từ nước ngoài, đặc biệt nhóm từ Hàn Quốc. Thứ hai là có sự trỗi dậy của các công ty chứng khoán có nguồn vốn tư nhân và họ đưa ra nhiều chính sách, tiện ích để lôi kéo khách hàng. Đặt biệt là câu chuyện miễn giảm phí giao dịch để tăng thị phần.

Chúng tôi nằm trong nhóm công ty chứng khoán lớn. Ban lãnh đạo các công ty chứng khoán lớn cũng đã có thảo luận với nhau thực sự thị phần trên thị trường trong thời gian qua tương đối ảo, không phản ánh hết được hiệu quả các mảng kinh doanh cốt lõi của công ty mang lại".

Để giải quyết câu chuyện thị phần, CEO của MBS cho rằng công ty sẽ lấy lại thị phần thông qua việc nâng cao chất lượng báo cáo phân tích, tư vấn cho khách hàng, tăng trải nghiệm cho khách hàng thông qua ứng dụng chuyển đổi số. Vị CEO này cũng liên tục nhấn mạnh về việc không chạy đua thị phần thông qua việc cạnh tranh giá, miễn giảm phí giao dịch.

Thông tin thêm, tại đại hội năm nay, MBS bầu bổ sung thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2018 – 2023 thay thế cho Bà Nguyễn Kim Chung – Trưởng Ban kiểm soát MBS xin từ nhiệm. Thành viên được bầu thay thế do Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cử là bà Phạm Thị Hoa – Phó Giám đốc Khối Kiểm tra Kiểm soát nội bộ của MB.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Lợi Hoàng

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.