Deutsche Bank cảnh báo những khoản nợ gia tăng có thể gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế mới
Telegraph dẫn phân tích mới của ngân hàng Deutsche Bank cho hay, các khoản nợ gia tăng trong giai đoạn dịch COVID-19, sự thoải mái trong việc vay nợ cùng quan điểm cho rằng lãi suất không bao giờ tăng có nguy cơ dẫn thế giới vào một cuộc khủng hoảng kinh tế mới.
Chuyên gia kinh tế cấp cao Sebastian Becker nhận định, các quốc gia thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) từng vướng vào rắc rối tương tự vào một thập kỷ trước đây và có nguy cơ lặp lại sai lầm của họ khi các nền kinh tế phát triển đang đi vào một lộ trình nhiều rủi ro.
Sự tín nhiệm của quốc gia có thể trở thành vấn đề khi hầu hết các chính phủ không thể đạt được trạng thái cân bằng ngân sách trong thời gian 30 năm qua.
Tín nhiệm quốc gia có thể trở thành một vấn đề khi nhìn chung hầu hết các chính phủ không thể đạt được trạng thái cân bằng ngân sách trong 30 năm qua, điển hình chính là sự tăng trưởng mạnh mẽ, thị trường lao động bùng nổ và dự luật lãi suất chính phủ ngày càng giảm.
Cảnh báo của ông không chỉ dừng lại ở các quốc gia có lịch sử nợ công cao, các quốc gia giàu có trên thế giới như Mỹ và Đức cũng nợ rất nhiều. Tình trạng nợ tiếp tục gia tăng và không được kiểm soát có thể dẫn đến tới kịch bản "tự siết cổ" với mức nợ cao và phần bù rủi ro cao.
Mặc dù nổi tiếng về sự thận trọng trong vấn đề tài khóa, tuy nhiên ngay cả Đức cũng phải đối mặt với những thách thức tài khóa nghiêm trọng do sự già hóa dân số nhanh chóng.
Các khoản nợ của nước này thấp hơn so với tiêu chuẩn quốc tế thế nhưng cũng không tránh khỏi được tác động từ dịch COVID-19 vì nợ chính phủ đã gần trở lại mức cao nhất lịch sử, chiếm khoảng 82% GDP. Mức này chính là hệ quả sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Ông Becker cho rằng, khi lãi suất thấp cũng khiến cho sự bất cẩn tăng lên, các chính phủ thích thú với việc giảm chi phí trả nợ ngay cả khi việc vay mượn đang tăng vọt khi xảy ra đại dịch.
Một cuộc suy thoái trong tương lai buộc các quốc gia đang vướng vào những khoản nợ khổng lồ phải tăng cường vay nợ thêm một lần nữa, hoặc lạm phát hay lãi suất tăng bất ngờ và dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ.
Ông cho rằng, nếu các chính phủ phải đối mặt với các vấn đề tài khóa lớn hơn trong tương lai, thì những người nắm giữ trái phiếu chính phủ - tức là đối với các ngân hàng lớn - cũng sẽ gặp khó khăn về tài chính. Điều này trong trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng nợ công.