|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Dệt may khó có thể đạt mục tiêu xuất khẩu trong năm nay

21:06 | 15/10/2016
Chia sẻ
Tính đến hết tháng 9 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt trên 21 tỷ USD, mới chỉ hoàn thành 68 phần trăm so với kế hoạch của năm

Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, trong tháng 9, tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành đạt hơn 2,6 tỷ USD, giảm 7% so với tháng tháng trước. Tính chung trong 9 tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 21 USD, hoàn thành 68% so với kế hoạch của năm (29 tỷ USD).

det may kho co the dat muc tieu xuat khau trong nam nay

Dệt may trong “cơn bĩ cực” (Ảnh minh họa: Diễn đàn Doanh nghiệp)

Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, xuất khẩu dệt may đạt tăng trưởng thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Ngoài những yếu tố khách quan tác động như: nền kinh tế của một số nước nhập khẩu dệt may của Việt Nam đang gặp khó khăn, sự kiện Brexit ở Anh, thì một trong những khó khăn của ngành dệt may bắt nguồn từ chính sách giữ tỷ giá của đồng Việt Nam ổn định so với các đồng ngoại tệ khác, khiến hàng hóa Việt Nam trở nên đắt hơn so với các nhà cung cấp khác, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm.

Bên cạnh đó, tình trạng khan hiếm đơn hàng đang xảy ra khá phổ biến ở nhiều doanh nghiệp, lượng đơn hàng của một số doanh nghiệp hiện mới chỉ bằng 70% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mục tiêu xuất khẩu dệt may Việt Nam đề ra trong năm nay đạt từ 28 đến 29 tỷ USD, tăng 5% so với năm ngoái, như vậy trung bình 3 tháng cuối năm, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam phải đạt ít nhất 2,5 tỷ USD.

Trước tình hình này, Hiệp hội Dệt may khuyến cáo các doanh nghiệp phải thích ứng với tình hình thị trường, chấp nhận việc chuyển đổi đơn hàng để giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp; tăng cường mở rộng thị trường nội địa với đa dạng hóa các mặt hàng để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Về phía hiệp hội, ông Trương Văn Cẩm, Tổng thư ký Hiệp hội dệt may Việt Nam cho biết, Hiệp hội sẽ là nơi tổng hợp để phản ánh đến những cơ quan có liên quan để giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tập trung kiến nghị Nhà nước giải quyết hàng loạt những vấn đề về cơ chế chính sách, kiểm tra liên ngành, tạo thuận lợi thương mại cho doanh nghiệp./.

Theo Thủy Chung

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.