|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Dệt may đứng trước nhiều thách thức khi hội nhập

17:34 | 29/10/2020
Chia sẻ
Khi nhắc đến EVFTA hay các hiệp định thương mại tự do khác, mọi người nhắc rất nhiều về cơ hội và lợi ích mà các hiệp định thương mại tự do đó mang lại. Tuy nhiên, dưới góc độ ngành dệt may, trước khi nói cơ hội, tận dụng được lợi ích, ngành còn phải vượt qua được nhiều thách thức.

Tại "Diễn đàn Nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt trước thời cơ, thách thức từ các Hiệp định thương mại thế hệ mới" , ông Trương Văn Cẩm - Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết ngành dệt may đang đứng trước nhiều thách thức khi tham gia hội nhập, đặc biệt là đối với hiệp định EVFTA.

Dệt may đứng trước nhiều thách thức khi hội nhập - Ảnh 1.

Ông Trương Văn Cẩm - Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam. Ảnh: Đức Quỳnh

Theo ông Cẩm, khi nhắc đến EVFTA hay các hiệp định thương mại tự do khác, mọi người nhắc rất nhiều về cơ hội và lợi ích mà các hiệp định thương mại tự do đó mang lại. Tuy nhiên, dưới góc độ ngành, trước khi nói cơ hội, tận dụng được lợi ích, chúng ta phải vượt qua được nhiều thách thức. 

Một trong những thách thức là là nguyên phụ liệu. Việt Nam nhập gần như 100% bông tương khoảng 1,6 triệu tấn. 

Trong khi trong nước chỉ sản xuất được 1.000 tấn. Đối với sợi, mặc dù Việt Nam khá mạnh về mảng này với sản lượng 2,5 triệu tấn nhưng vẫn phải khoảng 600.000 - 700.000 tấn, xuất khẩu khoảng trên 1 triệu tấn. 

Đặc việt với vải, ngành phải nhập 75 - 80% vải từ các nước. Trong khi đó, EVFTA yêu cầu phải đảm bảo xuất xứ từ vải. Đây chính là những điểm nghẽn của ngành dệt may.

Mặc dù Việt Nam rất mạnh về may nhưng khâu gia công vẫn chiếm tỉ trọng lớn còn lại những khâu mang lại giá trị gia tăng cao như xuất khẩu theo hình thức FOB, OBM, ODM còn khá khiêm tốn.

Khi xuất khẩu vào EU, doanh nghiệp gặp nhiều thách thức. Việt Nam chỉ đứng thứ 5, thậm chí thứ 6 sau Campuchia tại thị trường này. Mặc dù EU tiềm năng nhưng dệt may lại không không mạnh ở thị trường đó. 

Khi kí EVFTA, các đối thủ coi Việt Nam là đáng gờm bởi tiềm lực của chúng ta lớn. Họ sẽ có những chính sách, giải pháp để hỗ trợ ngành dệt may của nước họ phát triển như Ấn Độ, Pakistan, Campuchia…

Nhưng thách thức lớn nhất là qui tắc xuất xứ. Muốn được hưởng lợi ích từ thuế, Việt Nam phải đáp ứng được yêu cầu xuất xứ từ vải trở đi. 

"Thực ra chúng ta có thể nhập khẩu vải từ EU nhưng cho đến nay nguồn nhập không đáng kể. Tất cả kim ngạch nhập khẩu của EU chỉ có 480 triệu USD năm 2019. Trong khi chúng ta xuất khẩu khoảng 6 tỉ", ông Cẩm nói.

Đại diện Hiệp hội Dệt may cho biết EU đứng đầu là thị trường khó tính. Những qui định về chất lượng, lao động rất chặt chẽ. Rất nhiều nước áp dụng cơ chế phòng vệ thương mại, các doanh nghiệp cần phải lưu ý. 

Rất nhiều nước áp dụng cơ chế phòng vệ thương mại, các doanh nghiệp cũng đang rất cần lưu ý. 

Các doanh nghiệp muốn nâng cao giá trị, chất lượng cần, cần tìm hiểu kĩ vấn đề này để biết mạnh về điểm gì yếu điểm gì. 

Đại diện Hiệp hội Dệt may cho rằng các doanh nghiệp phải liên kết với nhau xây dựng nhà máy nguyên phụ lớn để cung cấp cho may xuất khẩu, cần chú trọng khâu chuyển giao công công nghệ. 

"Cần tăng cường chuỗi cung ứng. Đây là khâu rất quan trọng. Khi chúng ta sử dụng vải trong nước thì phải nộp thuế VAT 10% sau đó xuất khẩu rồi mới được hoàn. Trong khi đó, nhập khẩu từ nước ngoài thì thuế 0%", ông Cẩm cho biết.


H.Mĩ