|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Đến năm 2030 cần khoảng 135 tỷ USD đầu tư cho nguồn và lưới điện

08:22 | 20/10/2023
Chia sẻ
Bộ Công Thương cho biết đầu tư cho hệ thống nguồn và lưới điện đến năm 2030 cần khoảng 134,7 tỷ USD, trong đó phân bổ giai đoạn 2021-2025 là 57,1 tỷ USD và 2026-2030 là 77,6 tỷ USD.

Bộ Công Thương vừa có tờ trình Thủ tướng ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII. Trong đó, kế hoạch đã xác định vốn đầu tư nguồn và lưới điện truyền tải dự kiến trong giai đoạn 2021-2030, theo báo Công Thương.

Về phân kỳ vốn đầu tư, dự thảo cho biết giai đoạn 2021-2025 cần 57,1 tỷ USD, trong đó phát triển nguồn điện là 48,1 tỷ USD và lưới truyền tải là 9 tỷ USD.

Vốn đầu tư giai đoạn 2026-2030 là 77,6 tỷ USD, trong đó nguồn điện 71,7 tỷ USD và lưới truyền tải là 5,9 tỷ USD.

Các đề án/dự án ưu tiên về hoàn thiện chính sách pháp luật và tăng cường năng lực của ngành điện sử dụng nguồn vốn đầu tư công. Ước tính nhu cầu vốn đầu tư khoảng 50 tỷ đồng.

Ngoài ra, kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII đã xác định chi tiết việc phát triển đối với các dự án nguồn điện phù hợp cơ cấu nguồn điện đến năm 2030.

Nguồn điện

Tổng công suất

Nhiệt điện than

30.127 MW

Thủy điện

29.346 MW

Nhiệt điện LNG

22.400 MW

Điện khí trong nước

14.930 MW

Nhiệt dư khí lò cao

2.700 MW

Thủy điện tích năng

2.400 MW

Pin lưu trữ

300 MW

Kế hoạch cũng xác định công suất các nguồn điện gió trên bờ, điện gió ngoài khơi, điện mặt trời mái nhà, điện sinh khối, điện sản xuất từ rác, thủy điện nhỏ đến cấp tỉnh, vùng phù hợp với cơ cấu nguồn điện đến năm 2030.

Nguồn điện

Tổng công suất

Thủy điện

29.346 MW

Điện gió trên bờ

21.880 MW

Điện gió ngoài khơi

6.000 MW

Điện mặt trời mái nhà

2.600 MW

Điện sinh khối

2.270 MW

Công suất các nguồn điện linh hoạt, điện nhập khẩu, điện từ năng lượng tái tạo phục vụ xuất khẩu, sản xuất năng lượng mới trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII được xác định phù hợp với cơ cấu nguồn điện đến năm 2030.

Đối với nguồn điện linh hoạt dự kiến phát triển 300 MW ưu tiên phát triển tại các khu vực có khả năng thiếu hụt công suất dự phòng; tận dụng hạ tầng lưới điện sẵn có.

Đối với nhập khẩu điện, giai đoạn tới năm 2030, dự kiến nhập khẩu khoảng 5.000 MW từ Lào, có thể tăng lên 8.000 MW khi có điều kiện thuận lợi với giá điện hợp lý để tận dụng tiềm năng nguồn điện xuất khẩu của Lào.

Đối với nguồn điện từ năng lượng tái tạo, những vị trí có tiềm năng xuất khẩu điện ra nước ngoài là khu vực miền Trung và miền Nam với quy mô xuất khẩu từ 5.000 MW đến 10.000 MW năm 2030 khi có các dự án khả thi.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hoàng Anh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.